Hiện tượng ổi rụng hàng loạt? Cách khắc phục
Hiện tượng ổi rụng hàng loạt
Cây ổi là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vườn. Vài năm trở lại đây việc chuyển đổi sang trồng cây ổi càng nhiều. Tuy nhiên nhiều nhà vườn gặp nhiều vấn đề trong quá trình canh tác cây ổi. Một số nhà vườn gửi thư hỏi về hiện tượng ổi rụng hàng loạt không rõ nguyên nhân, cách khắc phục hiện tượng ổi rụng hàng loạt như thế nào? … Xuất phát từ thực tế trên và có dịp thăm, kiểm tra thực tế cùng các chủ vườn có kinh nghiệm đã rút ra kết luật về hiện tượng này. Qua bài viết xin chia sẻ để bà con có đầy đủ thông tin để nhận biết và áp dụng một số biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
1. Hiện tượng ổi rụng hàng loạt như thế nào?
- Trên quả ổi thường xuất hiện đốm nâu, vết thâm, hoặc lỗ đục quả nhỏ. Sau một thời gian khi quả phát triển thì làm cho quả ổi rụng.
- Hiện tượng quả rụng này thường diễn ra rộ trong hời gian 1 – 3 tháng khi hoa ổi bắt đầu hình thành quả non.
Hiện tượi ổi rụng quả hàng loạt là do đâu?
2. Nguyên nhân dẫn đến ổi rụng quả hàng loạt
- Khi đi kiểm tra thực tế để quan sát các vườn ổi có hiện tượng rụng quả hàng loạt. Các nhà vườn đã kết luận nguyên nhân gây rụng quả hàng loạt là do:
+ Cây nhiễm bệnh ghẻ gây hại.
+ Sâu đục quả.
+ Ruồi đục quả.
- Cách phân biệt các đối tượng gây hại để tìm cách khắc khục:
+ Bệnh ghẻ trên cây ổi: Loại bệnh do nấm Venturi inarqualis. Nấm này thường tấn công trên các phiến là và phân cuống hoa, quả non. Biểu hiện trên lá là nấm thường xuất hiện từ mặt dưới sau đó mới lan sang mặt trên. Ban đầu sẽ là những đốm bệnh có hình trờ màu xám sau đó to dần. Bệnh tiến triển nhanh gây rụng quả ổi non là nhiều nhất.
Cây ổi nhiễm bệnh ghẻ quả
+ Sâu đục quả: Thường gây hại khi quả non. Con trưởng thành đẻ trức ở gần cuống quả ổi non, sau nở thành sâu non đục chui vào trong quả, ăn phần thịt quả gây thối quả và rụng quả làm thiệt hại rất lớn đến năng suất của cây ổi.
+ Ruồi đục quả: Con trưởng thành có hình dạng giống con ong nhỏ. Con cái dùng râu chích sâu qua vỏ quả đẻ trứng vào bên trong phần thịt quả. Sâu con phát triển gây thối quả và rụng quả hàng loạt.
Lưu ý: Lỗ chích đẻ trứng của ruồi rất nhỏ so với lỗ đục của loại sâu đục quả nên rất khó để phát hiện bệnh. Vì vậy cần quan sát kỹ trên mặt vỏ, nếu thấy quả có vết thâm, bóp nhẹ tay thấy chảy nước thì là bệnh ruồi đục quả. Ruồi đục quả gây hại nhiều trên loại quả như ổi, cam, quýt, táo, bưởi, … và cũng bắt đầu gây hại từ khi quả bắt đầu chín cho đến lúc thu hoạch.
Xem thêm < Kali Nitorat Làm tăng năng suất và cải thiệt chất lượng nông sản > |
3. Cách phòng trừ sâu bệnh gây rụng quả hàng loạt trên cây ổi
- Đối với bệnh do nấm gây hại: Cần lưu ý định kỳ cắt tỉa cành lá loại bỏ cành vượt, cành khô héo để tạo cho vườn cây thông thoáng. Khi cây nhiễm bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chứa hoạt chất như Difeconazole, Propiconazole, Azoxystrobin, Teburconazole hoặc hỗn hợp Propineb phun sớm khi cây mới chớm bệnh.
- Đối với sâu gây hại cần áp dụng tổng hợp một số biện pháp sau:
+ Nên thu hoạch quả chín sớm, tránh không để quả chín lâu trên cây. Thường xuyên thug om quả rụng đem thiêu hủy xa và dùng vôi bột diệt hết trứng, dòi và nhộng để tránh gây hại vụ sau. Cần vệ sinh vườn ổn sạch sẽ, cắt tỉa để cây thông thoáng hạn chế nơi trú ẩn của con trưởng thành.
Một số biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn ổi
+ Nếu sâu hại xuất hiện gây hại nhiều có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu như Regent 800WG, Fastac 5 EC, Dipterx 90 SP, … Liều lượng phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Đối với ruồi đục quả có thể sử dụng thuốc Basudin 10H, Regent 3 G, … rải đều quanh gốc để diệt nhộng. Đặt bẫy pheromone để dẫn dụ và diệt loại ruồi đực nhằm hạn chế lứa sau gây hại.
Lưu ý không phun thuốc khi quả quá lớn vì sâu đã đục vào bên trong thuốc không có tác dụng diệt sâu nữ. Đồng thời cần tuân thủ thời gian cách ly tránh gây ngộ độc cho người sử dụng đảm bảo an toàn chất lượng quả ổi.
Mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP
-
Nhu cầu dinh dưỡng và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây nhãn, ổi
Bón thúc ở giai đoạn cây 1-3 tuổi: Lượng phân sử dụng cho một cây là 200g ure; 300-600g supe lân; 150-300g KCl. Số phân này được chia thành 3-4 lần bón trong 1 năm....
-
Kỹ thuật trồng ổi không hạt cho năng suất cao
Ổi không hạt cho năng suất cao, từ năm thứ 3 có thể đạt từ 25 - 30kg/cây/năm. Cây cần phải xử lý và chăm sóc sau mỗi lần thu hái thì mới cho năng suất cao vào vụ sau.
-
Làm cách nào để ổi Nữ hoàng sai quả quanh năm - Kỹ thuật trồng ổi Nữ hoàng
Ổi Nữ hoàng là giống ổi đang thành “Hot” nhất hiện nay. Với ưu điểm quả to, không hạt, mùi thơm mát đặc trưng và khi ăn cảm nhận độ giòn và ngọt.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà