Giới thiệu các loại nhà che, hướng dẫn làm nhà che cho trồng hoa
1. Giới thiệu các loại nhà che
1.1. Tác dụng của nhà che vườn hoa:
- Nhà che trồng hoa hiện nay bao gồm 2 loại là nhà nilong và nhà lưới. Do chi phí xây dựng nhà kính quá cao cao nên người nông dân đã học tập, cải tiến để xây dựng các mô hình sản xuất hoa trong nhà lưới, nhà nilông phù hợp với điều kiện địa phương và thời vụ canh tác.
- Nhà che hiện nay trong vấn đề canh tác cây hoa có 1 số tác dụng sau:
+ Tăng hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất thâm canh, nhất là trong vụ mưa (hè thu).
+ Ít sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc hoá học, giảm lây lan nguồn sâu bệnh từ môi trường xung quanh, dễ chủ động trong khâu bảo vệ thực vật.
+ Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, hạn chế rửa trôi phân bón.
+ Chủ động điều khiển được độ ẩm đất (rất có ý nghĩa đối với sinh trưởng cây trồng) không phụ thuộc nhiều vào thời tiết nhất là vụ mưa.
+ Ngăn cản và hạn chế được gió mạnh ảnh hưởng cây trồng.
+ Có thể tích hợp với những công nghệ mới như hệ thống tưới phun mưa, phun sương tự động, cung cấp phân bón hỗn hợp dạng lỏng qua hệ thống ống dẫn, sử dụng đèn chiếu sáng điều khiển sinh trưởng cây trồng, nhựa phủ luống trồng…
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng cây trồng, làm tăng hệ số sử dụng đất.
- Qua canh tác cây hoa trong nhà có mái che nông dân đều ghi nhận năng suất và phẩm chất hoa tăng rõ rệt.
Tuy nhiên mặt hạn chế là chi phí xây ựng cao nên phạm vi ứng ụng mô hình này còn ít, đồng thời sản xuất hoa trong nhà có mái che là phải tính khấu hao cơ bản và giá thành nông sản định tương ứng với chất lượng sản o đó đòi hỏi giá hoa phải cao và thị trường ổn phẩm được đưa ra.
1.2. Các yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế nhà che:
- Nhà lưới phải được đặt ở những nơi thuận lợi giao thông trên khu đất bằng phẳng.
- Có điều kiện tưới tiêu, ít bị gió bão hay lũ lụt
- Chiều dọc của nhà lưới theo hướng bắc - nam, để thông thoáng và thu được nhiều ánh sáng hơn.
- Độ cao nền nhà lớn hơn 20cm so với mặt bằng xung quanh
- Kích thước nhà che phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (cao, dài, rộng)
- Đảm bảo chế độ thông gió, điều hoà ẩm độ, nhiệt độ, làm mát…
- Nhà che phải đảm bảo chắc chắn
- Cường độ ánh sáng phải đảm bảo theo yêu cầu của từng loại hoa
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới phù hợp với yêu cầu từng loại nhà che, từng loại hoa.
1.3. Các loại nhà che trồng hoa: Hiện nay có một số dạng nhà mái che
1.3.1. Dạng nhà vòm có mái phủ nilông hay lưới nhựa:
- Dạng nhà này thường có chiều cao 4, - 4,5m tính đến chóp mái cao nhất, chiều rộng khoảng m, bên trên có cửa thông gió.
Nhà che phủ dạng vòm nối tiếp
- Dạng nhà vòm này gồm các loại sau:
+ Nhà vòm phủ nilông toàn bộ: Có khuyết điểm là ít thông thoáng nên nhiệt độ và độ ẩm không ổn định, nhiệt độ thường lên cao nhất là vào buổi trưa và độ ẩm không khí cũng tăng nhanh sau khi tưới tạo điều kiện cho nấm bệnh rễ phát triển. Hiện nay loại nhà vòm này ít được sử ụng và phổ biến.
+ Nhà vòm phủ nilông ở phần trên mái, chung quanh che phủ lưới nhựa: Trên có mái phủ nilông chung quanh che lưới, dạng nhà này có ưu điểm là thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh.
Nhà vòm phủ nilông ở phần trên mái, chung quanh che phủ lưới nhựa
- Nhà vòm phủ lưới nhựa toàn bộ: áp ụng chủ yếu cho canh tác hoa vụ nắng (vụ Đông Xuân).
Nhà vòm lưới nhựa toàn bộ
- Nhà vòm phủ lưới nhựa toàn bộ nhưng trong quy trình chăm sóc một số giai đoạn có phủ nilông: Đang được áp ụng cho mô hình sản xuất hoa vụ mưa. Loại nhà vòm này có 1 số ưu điểm:
+ Thông thoáng (vì chủ yếu là che nhà vòm bằng lưới nhựa) và hạn chế sâu, cấp gió mạnh, ánh sáng trực xạ ảnh hưởng đến sinh trưởng cây hoa.
Nhà vòm lưới nhựa toàn bộ
+ Tại các thời điểm mưa lớn, liên tục nhiều ngày hay tại thời điểm 2 tuần trước khi thu hoạch sử ụng thêm một lớp nilông che phủ bên trên để hạn chế bệnh cây và bảo đảm phẩm chất nông sản.
1.3.2. Dạng nhà mái che nilong hình chữ A và chung quanh phủ lưới nhựa
Chiều cao thường 4,0 - 4,5m tính đến điểm cao nhất ở chóp mái, chiều rộng m cho mỗi ô, bên trên có cửa thông gió có rèm hoặc lưới che chắn.
Dạng nhà nilong có mái hình chữ A lắp ráp liên tiếp
Khung bên trong nhà nilong có mái hình chữ A lắp ráp liên tiếp
1.3.3. Dạng nhà mái nghiêng phủ nilong bên trên và chung quanh có phủ lưới nhựa:
Chiều cao thường 4,0 - 4,5m tính đến điểm cao nhất ở chóp mái, chiều rộng khoảng 4m cho mỗi ô, bên trên có cửa thông gió có rèm hoặc lưới che chắn.
Dạng nhà mái nghiêng lắp ráp liên tiếp
1.3.4. Dạng nhà che mái bằng sử dụng lưới nhựa che phủ toàn bộ nhà
Dạng nhà này có thể thiết kế với diện tích không cố định, cao từ 2,5 - 4m và được sử dụng để canh tác những loại hoa cần ánh sáng tán xạ như hoa hồng môn…
Dạng nhà mái bằng trồng hoa hồng môn
2. Hướng dẫn làm nhà che đơn giản
2.1. Kỹ thuật làm nhà phủ nilong bên trên và bao quanh bằng lưới nhựa
- San đất làm nhà che bằng phẳng
- Chiều dài nhà che nên chọn theo hướng Nam - Bắc
- Lắp ráp khung nhà:
Khung sườn nhà che phủ có thể được thiết kế theo hình vuông, chữ nhật và sử dụng từ các nguồn vật liệu khác nhau. Các vật liệu đó có thể là sắt, nhôm, gỗ, tre,... trong đó, khung nhôm là loại vật liệu có nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều nhất. Hiện nay việc lắp ráp khung nhà bằng nhôm do thợ lắp ráp ở các công ty lắp ráp nhà kính đảm nhận. Tuy nhiên, việc lắp ráp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chiều rộng mỗi gian 6m nếu là nhà che nối tiếp nhau
+ Chiều cao của khung nhà khoảng 2,3 - 2,5m
+ Chiều cao phần mái 1,8 - 2m và được hàn hoặc bắt bulon vào các cọc tạo bộ khung phần mái chắc chắn. Mái nhà che có thể theo kiểu hình vòm, hình chữ A, trên mái bố trí cửa thông gió với độ cao từ 50 - 70cm và có rèm hoặc lưới nhựa che chắn để hạn chế bớt côn trùng
+ Hàng cọc cách nhau 3 - 6m tuỳ theo chất liệu cọc sử dụng (cọc bằng tre nên thiết kế giữa các hàng cọc khoảng 3m, cọc bằng sắt, bê tông, nhôm… nên thiết kế hàng cọc khoảng 6m)
+ Cọc cách cọc trên hàng 3m và thẳng hàng
+ Phần thấp nhất ở phần mái gian nhà nên đặt máng thoát nước để tránh hiện tượng nước đọng trên mái
Lắp ráp khung nhà tre - Lắp ráp khung nhà bằng sắt
- Phủ màng nilong chuyên dụng (màu trắng, ít bị oxy hoá, độ bền tự nhiên từ ,5 năm đến 4 năm) lên phần mái cho mỗi gian và nẹp cố định chiều ài 2 đầu nilong bằng thanh nẹp sắt, nhựa hoặc gỗ. Sau khi nẹp xong sử dụng dây thép hoặc thanh tre giằng bên trên tấm nilong để tránh hiện tượng tốc mái.
Nếu nhà che thiết kế cửa thông gió trên mái thì cần nẹp nilong ở phần ưới của mái và phần trên cửa thông gió.
Mái nhà vòm phủ nilong - Mái nhà chữ A phủ nilong
- Bao phủ quanh nhà lưới bằng lưới nhựa màu trắng có độ dày 150 - 200µm để ngăn cản côn trùng.
- Bố trí một hay hai cửa ra vào tuỳ theo iện tích nhà che
Dạng nhà mái vòng nối tiếp có cửa thông gió và máng thoát nước
2.2. Kỹ thuật làm nhà lưới có mái bằng
- San đất làm nhà che bằng phẳng
- Lắp ráp khung nhà:
+ Sử dụng cọc có chiều cao 2 - 2,5m chôn xuống đất hoặc đúc chân cọc bằng bê tông nếu là cọc sắt sẽ chắc chắn hơn.
+ Hàng cọc cách nhau 3 - 5m tuỳ theo chất liệu cọc sử dụng (cọc bằng gỗ nên thiết kế giữa các hàng cọc khoảng 3m; cọc bằng sắt, bê tông nên thiết kế hàng cọc khoảng 4 - 5m)
+ Cọc cách cọc trên hàng khoảng 3m
+ Làm phần mái che: Sử dụng dây kẽm sắt buộc ngang qua các cọc hoặc hàn thép cứng vào cọc sắt để làm phần mái nhà che và cũng là giá đỡ cho lưới sau khi phủ lên trên.
+ Néo cọc bằng dây kẽm sao cho các dây kẽm trên phần mái đều căng thì khả năng giữ lưới phủ bên trên càng tốt tránh hiện tượng chùng lưới.
- Phủ và cố định lưới trên mái: Sử dụng lưới nhựa đen (giảm 30 - 50% ánh sáng trực xạ) phủ bên trên và sử dụng dây kẽm buộc để cố định lưới trên phần mái, khi cố định yêu cầu vừa kéo căng lưới vừa buộc tránh hiện tượng lưới bị chùng sau khi buộc cố định.
- Phủ lưới đen xung quanh nhà lưới: Sử dụng lưới nhựa đen bao phủ xung quanh nhà lưới và cố định chặt vào các hàng cọc bên ngoài.
- Bố trí một hay hai cửa ra vào tuỳ theo diện tích nhà lưới
Kết cấu bên trong nhà lưới mái bằng trồng hoa hồng môn - Kết cấu bên ngoài nhà lưới mái bằng trồng hoa hồng môn
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc đón tết đơn giản, hiệu quả
Hoa cúc có thể trồng vào vụ xuân hè, vụ hè thu, vụ thu đông và vụ đông xuân. Riêng vụ đông xuân là vụ trồng hoa cúc để đón tết thường được xuống giống từ tháng 11 thu hoạch vào...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa ly ngày tết và những điều cần lưu ý
Hoa ly có giá bán cao hơn so với một số loại hoa khác, đặc biệt là dịp tết nguyên đán, mặt khác hoa ly có nhiều màu sắc, một số loại có mùi hương và có độ tươi rất lâu...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Hoa loa kèn hay còn gọi là Huệ Tây, hoa loa kèn được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch.
-
Cách trồng và chăm sóc để cây hoa hải đường ra hoa đẹp đón tết
Vì cây hoa hải đường ra hoa rộ vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, lại có nhiều hoa to màu đỏ thẫm, nhị vàng, lá xanh, trông thật lộng lẫy, thuộc nhóm cây hoa đón xuân...
-
Sử dụng giá thể trồng cây Peatmoss Terraerden - Sự lựa chọn hoàn hảo cho cây trồng
Là loại giá thể được biết đến với cái tên “con nhà giàu” về hàm lượng chất dinh dưỡng bởi vì trong giá thể Peatmoss Terraerden có các hàm lượng dinh dưỡng cao như sau:
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà