Độ chua của đất (pH đất)
pH đất phản ánh mức độ đất chua (acid) hay kiềm. Tính kiềm hay acid của một dung dịch được xác định bởi nồng độ ion hydrogen của nó. Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ pH được định nghĩa là “ trừ logarithm của nồng độ ion hydro gen”.
Ở đây, [ H+ ] là lượng bằng gram của ion H+ chứa trong một lít dung dịch.
Thang pH bao gồm các giá trị từ 0 đến 14. Nồng độ ion H+ trong 1 lít nước nguyên chất là 0.0000001 hay 10-7 , vậy pH của nó là: pH = -log 10-7 = log 1/10-7 = 7
Nước nguyên chất, với pH = 7, được xem như trung tính . Các giá trị pH dưới 7 thể hiện tính acid (chua), và lớn hơn 7 thể hiện tính base (kiềm). Và do giá trị pH chưa lên thang logarithm, pH=4 sẽ chua hơn 10 lần so với pH=5 (hay nồng độ ion H+ lớn hơn 10 lần).
Đa số các loại đất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp có giá trị pH trong khoảng 5-9. Đất ở các vùng có lượng mưa cao và phá rừng mạnh nói chung đều chua do các cation như Ca++, Mg++, v.v… đã bị rửa trôi và có sự tập trung ion H+ trong các keo sét. pH của đất không phải là một giá trị cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian.
Thang pH đất và mức độ chua của đất.
Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất ít khi có ảnh hưởng trực tiếp trên sinh trưởng cây trồng, nhưng quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dưỡng khoáng cho cây. pH thấp có ảnh hưởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg. Tuy nhiên, sự hữu dụng của các nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn trong điều kiện pH thấp. Độ chua nhiều có thể có hậu quả là gây độc nhôm (Al).
pH đất cũng được dùng như một chi thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất như sau:
- pH < 5.0 – Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Ca và Mo.
- pH < 5.5 - xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.
- pH > 7.5 - Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.
- pH > 8.0 – Có sự tạo thành các Calcium Phosphate mà cây không hấp thu được.
- pH > 8.5 - lượng Na trên mức bình thường. Ngộ độc muối. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Zn và Fe.
Ảnh hưởng của pH đất đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng cây trồng
Có thể giải quyết tình trạng pH thấp bằng biện pháp bón vôi. Bột đá vôi là một trong những nguồn vật liệu sẵn sang ở Việt Nam. Nguyên lý của biện pháp bón vôi là khi các cation Ca++ (hay cation Mg++ nếu sử dụng đá vôi dolomite ) hiện diện với số lượng lớn, sẽ thay thế ion H+ đã được hấp thu trong các phiến sét. Ion H+ được phóng thích như là kết quả của sự thay thế trên sẽ tác động với ion OH- để tạo thành nước. Phương trình phản ứng như sau:
CaO (vôi) + H2O (trong nước) → Ca(OH)2
Ca(OH)2 → Ca++ + 2OH-
Ca++ thay thế 2H+ trong keo sét.
2H+ (được thay ra) + 2OH- → 2H2O
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)