Công dụng và một số phương pháp để giống rau muống

rau muống

1. Một số công dụng của rau muống

Rau muống là một trong những loại rau được trồng phổ biến ở nước ta. Có vi thế quan trọng trong bữa ăn của người dân Việt Nam.

- Thành phần hóa học:

trong 100g rau muống tươi có 92g nước, 3,2g protein, 2,5g gluxit, 1g Xenluloza, nhiều muối khoáng và vitamin (100mg Canxi, 37mg phopho, 1,4mg sắt, 2,9mg Carotine, 0,1mg vitamin B1, 0,09mg vitamin B2, 0,7mg vitamin pp, 23mg vitamin C,....

- Chất đạm có trong rau muống cũng thuộc dạng quý. Gồm đầy đủ 10 loại axit a min cần thiết như: Lysin, Methionin, tryptophan, phenylalanin,...

- Từ rau muống nhân dân ta chế chiến được nhiều món ăn ngon. Đơn giản nhất là rau muống luộc cùng với rau rút chấm tương hoặc chấm nước mắm chanh ớt. Nước rau đánh giấm lá me, quả sấu hoặc vắt chanh chanh chan với cơm ăn với cà giòn tan.

- Các món rau muống sào tỏi, nộm rau muống, giá đỗ, bì lợn, muối vừng. Món canh cua rau muống, rau rút hoặc rau muốn chẻ ăn sống cùng với món riêu cua, riêu cá, bún riêu, bún ốc,....đều là món ăn được nhiều người yêu thích.

- Ngoài giá trị dinh dưỡng rau muống còn là 1 vị thuốc. Vừa có tác dụng bồi dưỡng vừa có tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền rau muống có tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng giải độc, sinh ra thịt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, chỉ huyết, trị táo bón và tiểu dắt.

- Một số bài thuốc từ rau muống:

+ Chữa táo bón: do rau muống có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu nên nhiều khi chỉ cần uống nước luộc rau muống hoặc ăn nhiều rau muống luộc có thể hạn chế bệnh táo bón.

+ Chữa chảy máu cam: Rau muống có tác dụng chỉ huyết khá hiệu quả, nên trường hợp bị chảy máu cam, thường xuyên có thể lấy cọng rau muống, giả nát thêm chút đường và mật ong, hòa nước sôi vào uống một lát sau sẽ cầm máu.

+ Chữa ngộ độc rượu, say sắn: Lấy rau muống sống mỗi lần 100g, giã vắt uống nhiều lần có thể giải độc và khỏi say rượu.

+ Trường hợp mụn nhọt lâu đầy miệng: Ăn nhiều rau muốn luộc và rau muống sào hằng ngày sẽ giúp mụn nhọt chóng lành, mau sinh da thịt, nhanh đầy miệng.

+ Chữa dạ dày, nóng ruột, chua ợ, khô đắng miệng: dùng bài thuốc rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 20g.

2. Một số phương pháp để giống rau muống

 Để giống rau muống bằng 3 cách: Lấy hạt, lấy xơ và lấy mầm. Cả 2 giống rau muống đỏ và trắng đều có thể cho quả và hạt nhưng thường thì người ta hay để rau muốn trắng cho ra hoa, kết hạt cất giữ để trồng trên ruộng cạn cho vụ sau, còn rau muống đỏ để lấy xơ thả bè.

2.1. Để nhân giống lấy hạt

hạt giống rau muống

- Thời vụ tốt nhất cho trồng rau muống để lấy hạt làm giống làm giống cho vụ sau là vào cuối T8 đầu T9. Kỹ thuật như trồng để lấy rau ăn nhưng không được thu hái. Đến đầu tháng 10 bón thúc phân đạm và kali với tỷ lệ 1:1. Có thể phun thêm chết phẩm kích phát tố hoa trái thiên nông lên tán lá từ 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày cho cây sinh trưởng khỏe, cho nhiều hạt và hạt chắc.

- Đến trung tuần tháng 11 rau muống sẽ ra hoa, kết quả. Khi quả đã chín vàng nên thu hoạch ngay và đem phơi cho vỏ quả hơi khô rồi cho vào cối giã hay xay nhẹ cho vỏ quả vỡ ra, sàng sảy lấy hạt và phơi cho khô kiệt đưa vào chum vại, hoặc túi ni lông buộc kín bảo quản nơi khô ráo để tới vụ sau trồng.

- Nếu bảo quản tốt hạt giống có thể giữ được 5 – 6 tháng mà tỷ lệ nảy mầm vẫn cao, chất lượng cây giống vẫn đảm bảo. Kinh nghiệm của bà con An Giang là nên trồng nơi tránh nắng và khi rau bò dài nên làm giàn thấp cho rau leo, hoa quả sẽ đậu nhiều, năng suất hạt sẽ cao.  Năng suất hạt có thể đạt tới 30 – 40kg/sào.

2.2. Để giống lấy xơ

rau mống

- Trên các chân ruộng trồng rau muống nước nếu muốn lấy xơ cho vụ sau có thể để liền ruộng sau 3 – 4 tháng không thu hái cho rau già, ngọn bò dài không cần chăm sóc để thu lấy gọi là rau xơ.

- Khi thấy rau đã già tiến hành thu hái để đem thả bè. Tiếp tục chăm sóc bằng cách dùng dao sắc phát sát bằng đều, nhặt sạch cỏ dại, bón thúc cho rau mọc tiếp để thu hái các lứa rau xơ tiếp theo.

- Nếu làm tốt có thể thu được 3 – 4 lứa rau xơ làm giống thả bè từ tháng 3 – 8 hằng năm.

2.3. Để giống lấy mầm

- Kinh nghiệm của nông dân miền Bắc là trên các chân ruộng trồng rau muốn cạn, sau khi thu hoạch lứa rau cuối cùng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 dùng dao, liềm cắt sát gốc, nhặt sạch cỏ dại rồi lấy bùn non từ ao hồ, sông rạch phủ lên 1 lượt dày độ 3 – 4cm nhằm giữ ấm cho gốc rau qua đông không bị chết rét.

- Đợi cho bùn se mặt đem giống su hào hay bắp cải cấy vào với khoảng cách 40x40cm hoặc 40x50cm.

- Trong 3 tháng rau muống nằm im trong bùn ấm, tiếp tục chăm bón su hào, bắp cải để thu bán vào đợt tết nguyên đán.

- Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 sau khi thu hoạch xong su hào, bắp cải, trời ấm dần lên, nhiệt độ tăng cao cộng với mưa xuân rau muống bắt đầu nhú mầm thì tiếp tục xới đất, làm cỏ, bón thúc cho rau mọc nhanh

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status