Cách trồng hoa Túy Điệp khoe sắc hoa độc lạ

Hoa Túy Điệp khoe sắc ngày xuân

Hoa Túy Điệp từ cây hoa mọc dại trở thành cây hoa được săn đón và ngắm hình bởi vẻ đẹp độc lạ của hoa. Những cánh hoa mỏng manh nhưng màu sắc đằm thắm tạo nên cảm giác thiên đường cho người thưởng thức hoa. Chính vì vậy hoa Túy Điệp đã trở thành loài hoa được siêu tầm trồng để trang trí trong vườn nhà hoặc nhưng nơi công cộng. Không ít bạn đọc tò mò về loài hoa này. Vậy trồng hoa Túy Điệp như thế nào? Qua bài viết xin chia sẻ cùng bạn đọc kỹ thuật trồng hoa Túy Điệp cụ thể như sau:

1. Trồng hoa Túy Điệp vào mùa nào trong năm thì thích hợp?

- Cây hoa Túy Điệp có thể trồng được quanh năm. Nhưng thích hợp nhất với điều kiện thời tiết mát mẻ. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 – 28oC.

- Thời điểm thích hợp trồng hoa Túy Điệp tùy vào đặc điểm của từng vùng trồng. Đối với các vùng khí hậu mát mẻ bốn mùa như Đà Lạt, Mộc Châu, Sa Pa, … có thể trồng quanh năm. Đối với khu vực Miền Bắc có thể trồng vào mùa thu, cuối đông sang mùa xuân (tránh thời tiết lạnh vào mùa đông).

- Hoa Túy Điệp ra hoa sau trồng từ 80 – 90 ngày, nên để cây có thể nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán thì nên trồng vào tháng 10 – 11 dương lịch hàng năm.

Sắc hoa Túy Điệp nở rộ ở bản Cát Bà - Sa Pa

2. Chọn giống và cách nhân giống hoa Túy Điệp

- Nên chọn mua hạt giống tại các đơn vị cung ứng hạt giống hoa uy tín, chất lượng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm của cây.

- Cây hoa Túy Điệp chủ yếu trồng bằng phương pháp gieo hạt bởi phương pháp này tỷ lệ thành công cao.

Vườn hoa Túy Điệp tại Hà Nội

* Kỹ thuật ươm giống hoa Túy Điệp

- Có thể trồng hoa Túy Điệp bằng cách gieo trực tiếp hoặc gieo ươm. Tuy nhiên, nếu trồng trực tiếp thì cây trưởng thành phát triển không đồng đều, khó kiểm soát được mật độ của cây, tốn giống hoa. Trường  hợp gieo ươm thì kéo dài thời gian sinh trưởng của cây nhưng kiểm soát được mật độ cây, đảm bảo cây sinh trưởng đồng đều trong vườn hoa.

- Hạt giống hoa Túy Điệp nhỏ, sau khi mua về không cần xử ký hạt giống trước khi gieo, tránh làm mất sức nảy mầm của hạt giống.

- Chọn vị trí ươm giống, nên chọn nơi có ánh sáng trực tiếp với cường độ ánh sáng nhẹ, nơi thoáng mát.

- Giá thể có thể lựa chọn giá thể chuyên dùng để trồng rau, trồng hoa… Có thể sử dụng đất thịt nhẹ, đất cát pha giàu dinh dưỡng, có hàm lượng mùn cao.

- Tiến hành gieo hạt thưa trên giá thể, sau đó tiến hành tưới nước cung cấp độ ẩm hàng ngày cho hạt nảy mầm. Khoảng 4 - 5 ngày, hạt nảy mầm và phát triển thành cây con.

- Cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn ươm khi cây có từ 3 – 5 lá, bộ rễ phát triển mạnh, không nhiễm sâu bệnh.

Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn Độ 99% Kích thích ra rễ >

3. Kỹ thuật làm đất, lên luống trồng hoa Túy Điệp

- Đất trồng hoa Túy Điệp thích hợp nhất là đất thịt, đất cát pha, đất đỏ,… Hoa Túy Điệp cần nhu cầu độ ẩm cao nhưng không chịu úng. Nên chọn đất trồng cao ráo có hệ thống thoát nước tốt.

- Tiến hành làm đất kỹ, sạch cỏ dại, bón phân lót cho đất trong quá trình làm đất. Chọn các loại phân chuyên dùng bón lót, phân chuồng hoai mục, vôi bột. Liều lượng bón lót: 500 kg phân chuồng hoai mục + NPK chuyên bón lót (20 – 25 kg/500 m2) + 15 – 20 kg vôi bột. Sau khi bón lót, làm đất cần ủ đất từ 20 – 25 ngày rồi mới tiến hành trồng.

- Trước khi trồng tiến hành lên luống: Chiều cao luống từ 20 – 25 cm, mặt luống từ 1,0 – 1,2 m, khoảng cách giữa các luống từ 30 - 40 cm. Trong trường hợp trồng chậu, nên lựa chọn chậu có kích thước phù hợp (càng to càng tốt), kích thước chậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây sau này. 

Các sắc màu hoa Túy Điệp

4. Kỹ thuật trồng hoa Túy Điệp cho hoa to đẹp

- Đối với trồng luống: Mật độ trồng từ 20 – 25 cây/m2; Cây cách cây 20 – 25 cm; Hàng cách hàng 20 – 25 cm.

- Trồng chậu thì cho giá thể trồng vào 2/3 chậu rồi trồng cây con. Tùy vào kích thước chậu để trồng số lượng cây giống phù hợp (chậu có đường kích 20 – 25 cm trồng 2 – 3 cây).

- Vị trí trồng hoa Túy Điệp: Là cây ưa sáng hoàn toàn nên chọn vị trí trồng có ánh sáng trực tiếp, thông thoáng. Nếu trồng điều kiện nắng thì thời điểm cường độ ánh sáng mạnh (nắng gắt) cần có biện pháp che chắn hợp lý tránh cây bị héo.

- Thời điểm trồng hoa Túy Điệp thích hợp trồng vào chiều mát. Nhẹ nhàng chuyển cây từ vườn ươm vào chậu hoặc ruộng sản xuất, tránh làm vỡ bầu đất làm tổn thương đến bộ rễ có thể gây cây chết. Lấp một lớp đất mỏng đến cổ rễ, không trồng sâu, cây sẽ dễ chết do thối gốc. Dùng tay ấn nhẹ để cố định cây. Sau 3 – 5 ngày cây ổn định, xanh trở lại rồi mới tiến hành các biện pháp chăm sóc tiếp theo.

Vườn hoa Túy Điệp tại Yên Bái

5. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa Túy Điệp khoe sắc rực rỡ

* Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa Túy Điệp đúng cách

- Trong suốt quá trình trồng hoa Túy Điệp cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất. Độ ẩm của đất cần được duy trì từ 70 – 75%, nếu thấy thiếu hụt cần bổ sung nước ngay vì cây dễ bị héo. Nếu như dư nước cần thoát nước tạo độ thông thoáng cho đất.

- Cây con mới trồng không yêu cầu quá nhiều nước nhưng cần duy trì độ ẩm để rễ phát triển nhanh, nên tưới từ 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ tưới nhẹ. Sau trồng từ 10 – 20 ngày cây sinh trưởng phát triển mạnh cần tưới 2 lần/ngày tưới lượng nước nhiều hơn. Tùy vào thời tiết và độ ẩm đất để xác định số lần tưới nước cho cây. Lưu ý không tưới đẫm, tưới ngập, tránh làm gốc bị thối, thối lá và gây chết cây. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Tưới bằng vòi hoa sen nhẹ nhàng tránh tưới mạnh làm tổn hại đến cây, đặc biệt lá cây con giai đoạn mới trồng.

- Giai đoạn sau trồng từ 60 – 65 ngày thì cây bắt đầu hình thành nụ, lưu ý không tưới nước lên lá và nụ. Điều này làm cho lá và nụ dễ bị rụng, thối, chỉ tiến hành tưới vào gốc cây.

Sắc hoa Túy Điệp

* Kỹ thuật bón phân cho cây hoa Túy Điệp cho hoa to, nở tập trung

- Cây hoa Túy Điệp có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh. Tuy nhiên phân bón không yêu cầu nhiều. Để hoa nở đẹp cần cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây sinh trưởng phát triển cần tiến hành bón thúc cho cây tập trung vào 2 giai đoạn:

+ giai đoạn 1: Sau trồng 10 – 15 ngày, khi cây bén rễ. Bón phân thúc cho cây bằng NPK có hàm lượng cao, phân chuyên dùng bón thúc cho hoa. Hòa phân tan trong nước để tưới cho cây, liều lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

+ Giai đoạn 2: Sau khi trồng 50 – 55 ngày cây bắt đầu hình thành nụ hoa, cần bón bổ sung them phân NPK hàm lượng cao và phun them các phân bón vi lượng cho cây.

Xem thêm < Cytokinin CPPU KT - 30 (1%) Làm to quả tăng năng suất cây trồng >

6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa Túy Điệp

- Cây hoa Túy Điệp có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất thuật.

- Trong suốt quá trình trồng, nếu trồng với diện tích lớn để đảm bảo cho cây không bị xâm hại có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ nấm, thối gốc phun định kỳ 1 tháng/1 lần. Lưu ý khi cây hình thành nụ thị ngừng phun.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho cây để có thể phát hiện kịp thời sâu bệnh hại cây. Từ đó có thể quyết định đến phương pháp xử lý như cắt bỏ, nhổ bỏ hay phun thuốc bảo vệ thực vật cho vườn hoa.

Mùa hoa Túy Điệp ở Sa Pa

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
  • Trồng hoa cúc lá nho rực rỡ đón xuân Trồng hoa cúc lá nho rực rỡ đón xuân
    Màu sắc đa dạng, lá xanh đậm tròn hình tim, cây hoa cúc lá nho tượng trưng cho sự sung túc, trường thọ, báo hiệu mùa xuân đến. Loại cây này rất dễ trưng bày trong nhà, ngoài trời nên hiện nay cây hoa cúc lá nho được nhiều người ưa chuộng.
  • Trồng hoa Pansy sắc màu trang trí ngày Tết Trồng hoa Pansy sắc màu trang trí ngày Tết
    Hoa Pansy biểu tượng cho sự may mắn nên được ưa thích chọn làm loài hoa Tết. Hiện nay trồng hoa Pansy đang trở thành trào lưu của giới trẻ thích trải nghiệm trồng hoa.
  • Kỹ thuật trồng cúc hoàng anh khoe sắc ngày tết Kỹ thuật trồng cúc hoàng anh khoe sắc ngày tết
    Hoa cúc hoàng anh với đặc tính dễ trồng, ít sâu bệnh, không tốn kém công chăm sóc… Nhưng hoa lại mang lại giá trị kinh tế cao cho người làm vườn.
DMCA.com Protection Status