Cách trồng cây hoa ngũ sắc nở rộ quanh năm
Cách trồng cây hoa ngũ sắc nở rộ quanh năm
Hoa ngũ sắc là loại hoa được ưa chuộng nhất hiện nay. Với đặc tính dễ trồng, ít chăm sóc, hoa nở quanh năm đồng thời có tác dụng sua đuổi muỗi. Vì vậy nhiều người đã chọn hoa ngũ sắc để trang trí vườn nhà, đường ven đô thị, trồng làm cây cản bon sai, … Để có được cây hoa ngũ sắc có hoa nở rộ quanh năm thì cần trồng chăm sóc cây theo một số kỹ thuật như:
Trồng cây hoa ngũ sắc bon sai
1. Những điều cần biết về cây hoa ngũ sắc
- Hoa ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ roi ngựa – Varbenaceae. Cây còn có tên khác như cây Trâm ổi, bông ổi, thơm ổi, …
- Là cây bụi thân hóa gỗ sống lâu năm. Cây có khả năng phân cành nhiều, cành non dài và mềm có lông, gai mềm. Lá hình trái xoan nhọn đầu dày, màu xanh nhạt trên mặt của lá có phủ nhiều lông ngắn mềm. Hoa hình cầu có nhiều màu sắc khác nhau thay đổi theo thời gian hoặc có hoa chỉ có một màu như màu tím, vàng, hương, phấn, … Ha màu xanh mềm hình cầu khi chín mọng có màu đen. Hạt xù xì và cứng.
- Cây hoa ngũ sắc có sức sống mạnh, có khả năng sinh trưởng phát triển ở nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên để ra hoa quanh năm cần nơi sải nắng và chất đất giàu dinh dưỡng.
- Hiện nay cây hoa ngũ sắc thường trồng nhiều ở trong công viên, hè phố, đường đô thị, trồng bon sai, trồng vườn nhà làm cảnh, …
Vẻ đẹp từ hoa ngũ sắc
2. Giá trị sử dụng của cây hoa ngũ sắc
- Với đắc điểm hoa rực rỡ, nở rộ quanh năm, trồng dễ, ít công chăm sóc nên thường được trồng làm hàng rào, tiểu cảnh hay tạo cây bon sai. Ngũ sắc được trồng nhiều nơi công cộng, sân vườn, công viên, …
- Hoa ngũ sắc trồng chậu hoặc cheo tạo các dáng cây khác nhau dùng làm cảnh bon sai đang được người tiêu dùng ưa thích.
- Ngoài công dụng làm cảnh, hoa ngũ sắc còn được sử dụng như vị thuốc đông y. Hoa ngũ sắc có vị đắng tính mát thường được sử dụng làm thành phần trong thuốc trị tiêu động, tiêu viêm, hạ sốt, …
Xem thêm < Cytokinin - 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng năng suất cây trồng > |
3. Cách trồng hoa ngũ sắc quanh năm hoa rực rỡ
3.1 Mùa trồng và chuẩn bị đất trồng hoa ngũ sắc
- Hoa ngũ sắc là cây dễ sống nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên hạn chế trồng vào mùa đông vì cây ít chịu lạnh nên sau trồng cây dễ chết và phát triển chậm. Tốt nhất trồng vào mùa xuân và đầu mùa mưa để tốn ít công chăm sóc giai đoạn mới trồng.
- Đất trồng cây hoa ngũ sắc không quá khắt khe. Cây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sỏi, đất bạc màu, … Nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt, tuổi thọ cao, nở hoa quanh năm, nên chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp, tầng canh tác dày và thoát nước tốt.
Tỏa sắc màu từ hoa ngũ sắc ngày hè
- Nếu trồng chậu nên chọn chậu có đường kính càng lớn cành tốt. Hoặc tùy vào mục đích trồng bon sai lựa chọn kích cỡ chậu phù hợp. Giá thể trồng chậu có thể lấy đất vườn. Hoặc tự phối trộn theo công thức: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).
- Vị trí trồng hoa ngũ sắc là nơi có ánh sáng đầy đủ. Nơi trồng càng nhiều ánh sáng hoa càng rực rỡ.
Cây hoa ngũ sắc bon sai có giá vài triệu đồng
3.2 Chuẩn bị giống hoa ngũ sắc
- Cách nhân giống hoa ngũ sắc bằng gieo hạt hoặc giâm canh. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt được sử dụng nhiều nhất. Mục đích là tạo gốc tốt để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, bền cây hơn. Hoặc có thể dùng làm gốc ghép các màu sắc khác nhau tạo cây bon sai đẹp.
- Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều gốc ghép hoa ngũ sắc với các kích cỡ, phôi giống khác nhau. Tùy vào mục đích, sở thích có thể mua cây giống thích hợp. Nên lựa chọn đơn vị cung ứng uy tín chất lượng, đảm bảo đúng giống, tỷ lệ cây sống sau trồng cao.
Giống cây hoa ngũ sắc đạt tiêu chuẩn suất vườn ươm
3.3 Cách trồng cây hoa ngũ sắc như thế nào?
- Đối với cây hoa ngũ sắc tốt nhất nên trồng trực tiếp xuống đất để cây có khả năng phát triển mạnh, bền cây và ít công chăm sóc. Hoặc có thể trồng chậu với các kích thước khác nhau.
- Đối với trồng trực tiếp xuống đất cần đào hố trước trồng ít nhất 20 ngày. Kích thước hố tùy thuộc vào kích cỡ của bầu giống sao cho kích thước hố to hơn kích thước bầu từ 10 – 15 cm, chiều sâu hố ít nhất 25 cm. Sau khi đào xong tiến hành bón lót phân chuồng hoai mục từ 2 – 3 kg và 0,5 kg vôi bột. Bón lót xong lấp đất xuống hố, lưu ý lớp đất trên lấp trước, lớp đất dưới phủ lên trên.
- Thời điểm trồng cây hoa ngũ sắc sau khi chuẩn bị hố trồng trước 20 ngày và giống cây. Cơi hố nhỏ bằng bầu cây giống ở trung tâm hố đã đào. Nhẹ nhàng cắt túi nilong bầu tránh làm tổn thương rễ cây. Lấp đất đến miệng bầu và ấn nhẹ cố định cây. Cần đảm bảo sau khi trồng vị trí trồng không bị đọng nước dễ gây chế cây. Trồng xong tưới nước cho cây để cây nhanh bén rễ.
- Nếu trồng chậu cho giá thể vào chậu và cho cây giống vào giữa chậu. Bổ sung giá thể vừa miệng bầu là được. Sau đó tưới ẩm cho cây.
Xem thêm < Kali Nitorat Làm tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản > |
3.4 Chăm sóc cây hoa ngũ sắc
- Chế độ nước tưới: Là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nên duy trì độ ẩm cho đất từ 70 – 75% trong suốt quá trình trồng. Đối với trồng đất 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Trồng chậu ngày tưới 1 – 2 lần. Thời tiết nắng nóng, khô hanh cần tăng số lần tưới cho cây.
- Bón phân cho cây hoa ngũ sắc: Đối với phân hữu cơ bón 1 lần/năm, bón vào tháng 8 – dương lịch hàng năm, liều lượng 2 – 3 kg/gốc. Phân vô cơ bón định kỳ cho cây từ 30 ngày/lần, liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất. Giai đoạn cây ra hoa sau mỗi lần cắt tỉa bón phân kích thích cây bật chồi đợt tiếp theo. Vãi phân NPK cách gốc từ 10 – 15 cm, sau bón tưới nước cho cây, tạo điều kiện cho cây hấp thụ phân bón tốt nhất.
Hoa ngũ sắc màu vàng cam đẹp
- Chế độ cắt tỉa, tạo tán: Hoa ngũ sắc có khả năng phân cành nhiều, ưa cắt tỉa. Có thể cắt tỉa để tạo dáng bon sai theo ý muốn. Lưu ý mỗi lần cắt tỉa xong cần bón phân cho cây để cây nhanh phục hồi.
- Sâu bệnh hại: Là loại cây có khả năng sinh trưởng khỏe, ít nhiễm sâu bệnh hại nên hầu như không cần xử lý. Tuy nhiên cần kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện đối tượng gây hại để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.
- Đối với cây ngũ sắc gieo từ hạt thì sau 60 – 65 ngày cây sẽ ra hoa. Với cây con giống thì thường ra hoa liên tục, quanh năm.
Các màu sắc từ hoa ngũ sắc
-
Cách chăm sóc cho cây hoa giấy ra hoa nhiều, nở đúng dịp tết đón xuân
Biện pháp xiết nước cho cây hoa giấy là biện pháp dễ làm và không tốn kém chi phí. Tuy nhiên, nếu không biết cách xiết nước đúng kỹ thuật không những không ép cây ra hoa được mà còn làm cho cây chết.
-
Cách trồng và chăm sóc cây hoa lài tây làm cảnh
Cây hoa lài tây là cây nhập khẩu thích ứng với khí hậu Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh bởi đặc điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm, hoa có mùi thơm nhẹ…
-
Trồng hoa tường vi nở đẹp rực rỡ
Hoa tường vi khá phổ biến tại Việt Nam. Là loài hoa luôn được biết đến là như một loài hoa đẹp, mang nhiều ý nghĩa về tình yêu hay mang lại may mắn cho người sở hữu.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô