Cách làm bẫy và đặt bẫy bả chua ngọt tiêu diệt sâu hại cây trồng
Để làm bẫy và đặt bẫy bả chua ngọt tiêu diệt sâu hại cây trồng hiệu quả bà con nông dân cần lưu ý một số điểm sau:
1. Nguyên lý hoạt động của bẫy bả chua ngọt?
- Mùi chua ngọt trong bả chua ngọt sẽ hấp dẫn trưởng thành sâu keo mua thu và các dạng bướm cùng họ sâu keo đến ăn thêm trước khi giao phối, đẻ trứng, thuốc BVTV trong bả làm cho con trưởng thành ngộ độc và chết.
- Thuốc BVTV đưa vào trong bả lưu ý chọn các thuốc trừ sâu bộ cánh vảy, có tác dụng vị độc, không hoặc ít mùi sẽ làm tăng hiệu quả của bẫy bả.
2. Cách làm bẫy bả chua ngọt như thế nào?
2.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu làm bẫy bả (tính cho 1 ha với 2-3 lần bổ sung bả)
Bao gồm:
- Mật mía (hoặc rỉ mật, đường phên): 40% (4 lít).
- Dấm (tốt nhất là dấm hoa quả): 40% (4 lít).
- Rượu trắng: 10% (1 lít)
- Nước sạch: 10% (1 lít).
2.2 Cách trộn và ngâm ủ bả đúng cách:
- Tiến hành cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái chậu rồi khuấy kỹ để cho các nguyên liệu được đều. Sau đó đem ủ kín trong can nhựa, lu, vại hoặc dụng cụ khác có nắp đậy trong 3-4 ngày, khi dung dịch có mùi thơm thì mang ra làm bả.
2.3 Cách pha bả độc như thế nào?
- Pha bả độc theo tỷ lệ 10 ml thuốc trừ sâu với 3 lít dung dịch chua ngọt (pha gấp 2 lần so với liều lượng khuyến cáo sử dụng để phun ghi trê bao bì).
- Nên chọn thuốc độc qua đường miệng (vị độc), ít hặc không có mùi. Thuốc dạng bột cần hoa tan với một lượng nhỏ nước khi pha với dung dịch chua ngọt.
2.4 Cách làm bẫy đơn giản
- Dùng bông thấm nước hoặc bã mía tẩm đẫm dung dịch bả độc hoặc rót dung dịch bả độc (30-50 ml/lần) và các đĩa, cốc, lọ nhựa rộng miệng (nên sử dụng các chai lọ cũ để giảm chi phí) sao cho trưởng thành bay vào đậu, hút dịch và bay ra được.
- Các chai nhựa miệng hẹp thì khoét 2-4 ô tạo thành các cửa sổ xung quanh chai đê trưởng thành sâu keo mua thu có thể bay vào.
- Sau đó đặt đĩa, cốc, lọ nhựa dưới các vật dụng sao cho không để nước mưa rơi vào làm loãng bả độc.
- Có thể tẩm bả độc vào trong bó rơm rạ và cắm trực tiếp trên ruộng.
3. Cách đặt bẫy hiệu quả
3.1 Thời điểm đặt bẫy
Tiến hành đặt bẫy trong suốt quá trình canh tác ngô. Khi ngô mới ra lá đầu tiên, bổ sung bả chua ngọt 3-5 ngày/lần ở giai đoạn ngô 1 lá đến xoáy nõn.
3.2 Số lượng bẫy đặt trên một đơn vị diện tích
Cần làm đồng loạt trên cả cánh đồng ngô, càng nhiều càng tốt. Tối thiểu đặt 50-10 bẫy/ha ( 1 bẫy cho 500-100 m2 ruộng ngô).
3.3 Vị trí đặt bẩy hiệu quả
Ngô mới trồng có thể tiến hành đặt bẫy trực tiếp trên mặt ruộng; Khi ngô phát triển chiều cao đến đâu thì nâng bẫy cao hơn tán lá từ 20-30 cm. Các bẫy cách đều theo hình vuông, bẫy cách bẫy 10-15 m.
-
Khắc phục sâu xám hại ngô
Hỏi: Đất trồng ngô có nhiều sâu rúi, sâu đen, hỏi cách khắc phục? Cây khi sắp thu hoạch thì bị thối đốt, gãy ngang thân cây, dùng thuốc khô vằn,... nhưng không khỏi
-
Kỹ thuật trồng ngô, bắp bằng phương pháp gieo hạt
Kỹ thuật chọn và làm đất trồng ngô, giới thiệu thời vụ trồng ngô tại các vùng miền của Việt Nam, phân bón cho cây ngô, kỹ thuật gieo trồng ngô đúng phương pháp...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón