Cách điều trị vàng cành, thối đầu cành cho cây thanh long hiệu quả
Cây thanh long bị vàng cành, thối đầu cành trên cây thanh long thì làm cách nào để xử lý bệnh, và có thể điều trị bệnh bằng nấm Trichoderma không? Nhà tôi trồng 1000 trụ thanh long nhưng hiện đang có hiện tượng bị vàng cành thì bón phân cho cây thanh long được không và sử lý cách nào để khắc phục? Cây thanh long nhà tôi hiện bị vàng cành thì sử dụng thuốc gì để xử lý bệnh? Cách chăm sóc cây thanh long bị vàng cành như thế nào?... Rất nhiều câu hỏi được bạn đọc gửi về cho chúng tôi, cách điều trị bệnh vàng cành trên cây thanh long. Bài viết dưới đây, Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ bạn đọc cách chăm sóc cây thanh long bị vàng cành, giúp cây nhanh phục hồi.
Bệnh vàng cành, thối đầu cành trên cây thanh long
1. Thời điểm bệnh vàng cành thường xuất hiện trên cây thanh long
- Cây thanh long thường xuất hiện bệnh vàng cành, thối đầu vào mùa nắng nóng, khi thời tiết thay đổi thất thường.
- Bệnh cũng có thể phát sinh vào đầu mùa mưa, nấm bệnh càng phát sinh mạnh mẻ khi gặp thời tiết thuận lợi như mưa nhiều hoặc khi thời tiết thay đổi.
2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh vàng cành trên cây thanh long
- Biểu hiên của bệnh vàng cành là các cành trên cùng của cây thanh long hay cành đầu trụ bị chuyển sang màu vàng và chỉ phát sinh mạnh ở các cành phía Tây hướng mặt trời lặn buổi chiều.
Biểu hiện bệnh vàng cành, thối đầu cành cây thanh long
- Những vườn chăm sóc không tốt, kém chất lượng, bón phân không cân đối hoặc vườn vừa được thu hoạch mà không có biện pháp cắt tỉa cành cho cây thường có tỷ lệ bị bệnh vàng cành rất cao.
Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây thanh long sau thu hoạch
3. Cách khách phục bệnh vàng cành cho cây thanh long
- Khi cây thanh long bị vàng cành, thối đầu cành có thể đào đất bón phân và nấm Trichoderma cho cây thanh long, tuy nhiên cần chú ý khi bón phân là làm tránh gây tổn thương cho rễ cây.
- Những khu vườn bị vàng cành nặng tuyệt đối không tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng nóng. Chỉ tưới nước lên đầu trụ vào sáng sớm và chiều mát. Và cần chú những biện pháp sau:
+ Bón phân cần kịp thời và cân đối NPK không được bón dư đạm.
Xem thêm - Canxi Chelate (Ca-EDTA-10) tan hoàn toàn trong nước |
+ Sử dụng các loại phân bón là có hàm lượng Lân, canxi, magie cao… phun định kỳ từ 10-15 ngày/lần.
+ Trên những cành đã bị bệnh nặng (thối phần thịt lá), cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan hoặc cạo bỏ phần thịt lá bị bệnh.
+ Phun thuốc trừ bệnh gốc đồng như: Cuprous oxide hoặc Copper sulfate và một số thuốc trừ nấm bệnh gốc Difenoconazole hoặc Propicanazole + Difenoconazole… phun từ 1-2 lần cho đến khi vết bệnh khô.
+ Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn gốc Kasugamycin hoặc Kasugamycin + Copper Oxychlorid hoặc Copper Oxychlorid + Streptomycin Sulfate… để phun cho cây thanh long.
Cây thanh long là loại cây rất dễ bị bệnh vàng cành trong môi trường chăm sóc không thuận lợi. Chính vì để cây thanh long có thể phát triển khỏe mạnh bạn nên có biện pháp chăm sóc cho cây phù hợp.
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 2)
Các nọc thanh long trồng cách nhau bao xa? Mỗi mẫu tây đất (ha) trồng được bao nhiêu nọc thanh long? Có nên trồng xen các loại đậu, khóm (dứa) xen với thanh long không? Tại sao?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 3)
Mỗi năm thanh long có mấy đợt ra hoa? Trồng thanh long trong các nhà vải nilon có lợi ra sao? Làm sao phân biệt hoa đực và hoa cái? Mỗi cây thanh long có bao nhiêu cành?
-
Kỹ thuật chăm sóc cây thanh long ruột đỏ thời kỳ sau thu hoạch
Sau thu hoạch là các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho cây thanh long được phục hồi nhanh chóng. Việc tỉa cành tạo tán, bón phân cho cây là không thể thiếu cho cây thanh long.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà