Các thuật ngữ sử dụng trong quản lý phân bón
1. Phân bón là gì?
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
2. Phân bón rễ là gì?
Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
3. Phân bón lá là gì?
Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.
4. Phân bón vô cơ là gì?
Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó:
a) Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (N), lân hữu hiệu (P), kali hữu hiệu (K) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
b) Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
c) Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
5. Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
6. Phân bón khác là gì?
Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ và các loại phân bón dưới đây:
a) Phân bón hữu cơ khoáng là loại phân bón có chất hữu cơ được bổ sung ít nhất một chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng;
b) Phân bón khoáng hữu cơ là loại phân bón có ít nhất một chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được bổ sung chất hữu cơ;
c) Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chất hữu cơ được bổ sung ít nhất một loại vi sinh vật có ích;
d) Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có chất hữu cơ và ít nhất một chất có nguồn gốc sinh học;
đ) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất bằng công nghệ sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên có chứa ít nhất một trong các chất có nguồn gốc sinh học sau: axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
e) Phân bón vi sinh vật là loại phân bón có ít nhất một loại vi sinh vật có ích;
g) Phân bón có chất giữ ẩm là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản này được phối trộn với chất giữ ẩm;
h) Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng;
i) Phân bón đất hiếm là loại phân bón trong thành phần có chứa các chất Scandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn Mendêleép;
k) Phân bón cải tạo đất là loại phân bón chứa những chất có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
7. Yếu tố hạn chế có trong phân bón là gì?
Yếu tố hạn chế có trong phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường gồm:
a) Kim loại nặng: Arsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);
b) Vi khuẩn gây bệnh: E. coli và Salmonella.
8. Chỉ tiêu chất lượng chính?
Chỉ tiêu chất lượng chính là chỉ tiêu quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
9. Chất bổ sung trong phân bón là gì?
Chất bổ sung là các chất không thuộc chỉ tiêu chất lượng chính được bổ sung vào phân bón để đảm bảo hoặc nâng cao chất lượng phân bón, bao gồm chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
10. Sản xuất phân bón là gì?
Sản xuất phân bón là việc tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc.
11. Đóng gói phân bón là gì?
Đóng gói phân bón là việc sử dụng máy, thiết bị để chiết rót phân bón từ dung tích lớn sang dung tích nhỏ, từ bao bì lớn sang bao bì nhỏ hoặc là hình thức đóng gói từ dung tích, khối lượng cố định vào bao bì theo một khối lượng nhất định mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, màu sắc, dạng phân bón.
12. Phân bón không đảm bảo chất lượng là gì?
Phân bón không đảm bảo chất lượng là phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
13. Phân bón mới là gì?
Phân bón mới là phân bón chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã có tên trong Danh mục nhưng thay đổi thành phần, hàm lượng chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký.
14. Bản sao hợp lệ là gì?
Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính hoặc bản in từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư.
-
Nghị định quản lý phân bón phải đơn giản hóa, nhưng hiệu quả
Ngày 29/3 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón, theo đó đa phần các đại biểu đều cho rằng:...
-
Dự thảo (Lần 1) Nghị định quản lý phân bón (thay thế NĐ202)
Nghị định này quy định về quản lý phân bón bao gồm: Đăng ký; khảo nghiệm; sản xuất, đóng gói, buôn bán; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo; sử dụng phân bón ở Việt Nam...
-
Tháng 5, hoàn thành dự thảo nghị định mới về quản lý phân bón
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu chậm nhất đầu tháng 5 phải xong dự thảo sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón để xin ý kiến các Bộ, ngành...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật