Các giống nhãn ngon phổ biến ở Việt Nam
Nhãn là cây ăn quả á nhiệt đới có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae)
1. Đặc điểm hình thái của một số giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Bắc nước ta
1.1. Nhãn lồng
Cây nhãn tổ hiện vẫn còn ở xã Hồng Nam. Tại sao lại gọi là nhãn lồng? Tên "nhãn lồng" bắt nguồn từ việc khi nhãn chín phải dùng lồng bằng tre, nứa giữ cho chim, dơi khỏi ăn.
Nhãn lồng có quả to hơn các giống nhãn khác. Trọng lượng trung bình của quả 11 - 12 gam, quả to khoảng 14 - 15 gam/quả. Quả trên chùm nhãn có kích thước đồng đều nhau. Đặc điểm của quả nhãn Lồng là các múi chồng lên nhau ở đỉnh quả, trên mặt ngoài cùi nhãn hình thành nếp nhăn. Hạt nhãn nhỏ có màu nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt cũng như giữa cùi và vỏ tương đối yếu. Tỷ lệ cùi/quả đạt trung bình từ 62 - 63%. Quả chín ăn giòn ngọt đậm.
Xem thêm > 4-CPA-Na 985 (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)
Hiện nay có một số dòng nhãn ưu tú:
- Dòng chín sớm: PHS99-1-1
- Dòng chín chính vụ: PHT99-1-2; PHT99-2-2; YB28; 2C
- Dòng chín muộn: PHM-1-1; PHM-2.1; HTM-1.
Nhãn Lồng Hưng Yên
1.2. Nhãn đường phèn
Nhãn đường phèn được trồng từ lâu đời ở khu vực sông đáy (Hà Tây cũ). Màu sắc vỏ quả và chùm quả tương tự như nhãn lồng, nhưng quả tròn và nhỏ hơn. Quả chín muộn hơn nhãn cùi 20 - 25 ngày. Trọng lượng trung bình cảu quả 7 - 12 gam/quả, vỏ quả màu nâu nhạt, dầy. Cùi tương đối dầy, trên mặt có những u nhỏ như đường phèn, dịch nước quả có màu hơi đục, vị ngọt sắc. Tỷ lệ cùi/quả đạt 60%.
Nhãn đường phèn
1.3. Nhãn cùi
Đặc điểm lá có mầu xanh đậm, ít bóng hoặc không bóng, trung bình có 8 -10 lá chét, phiến lá dày, gợn sóng, mép lá quăn, trọng lượng quả từ 8,5 - 11,5 gam/ quả, quả có hình hơi dẹt, vỏ màu vàng nâu, cùi dày 4 - 5 mm, tỷ lệ cùi/quả đạt 58%. Độ ngọt và hương thơm đứng sau nhãn lồng và nhãn đường phèn. Nhãn cùi chủ yếu để sấy khô làm long nhãn xuất khẩu. Các dòng nhãn cùi ưu tú là: TQ29, VT22, PHT99-1-3, YB29
Nhãn cùi
1.4. Nhãn Hương chi
Là giống nhãn do Viện nghiên cứu rau quả chọn được từ nhãn lồng Hưng Yên và được công nhận là giống năm 2000.
Nhãn Hương Chi - Chùm nhãn Hương Chi 2 kg
1.5. Nhãn muộn (HTM)
Là giống nhãn chín muộn được trồng ở tỉnh Hà Tây cũ, do Viện nghiên cứu rau quả tuyển chọn và được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2005 và được ký hiệu là (HTM-1)
Nhãn muộn ở Đại Thành Quốc Oai, Hà Nội
2.2. Đặc điểm hình thái của một số giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Nam nước ta
2.1. Nhãn xuồng
Nhãn xuồng
Nhãn xuồng cơm vàng là giống có nhiều triển vọng, khả năng sinh trưởng khá. Cây 15 - 20 tuổi có năng suất trung bình 100 - 140 kg/cây/năm. Quả trên chùm to đều, vỏ quả khi chín có màu vàng da bò, trọng lượng trung bình của quả đạt 15 - 16 gam/quả, cùi có màu trắng hanh vàng, thịt quả dầy từ 5,5 - 6,2 mm, cùi ráo, dai, giòn, ngọt và có mùi thơm, dùng để ăn tươi là chính.
Nhãn xuồng cơm vàng
2.2. Nhãn tiêu da bò
Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường,... là những giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3 vụ trái. Cây 8 - 10 năm tuổi có năng suất trung bình 120 - 180 kg quả/cây/năm. Quả chín có màu da bò, trọng lượng quả trung bình 8 - 12 gam/quả, cùi nhãn màu trắng đục, dầy 5 - 6 mm hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít mùi thơm.
Nhãn tiêu da bò
Nhãn tiêu Huế
Nhãn long: Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước, ...
Nhãn giồng da bò: Trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống nhãn có phẩm chất khá ngon, cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi năm chỉ cho 1 vụ trái nên năng suất không cao.
Nhãn Da bò
2.3. Nhãn Super
Cây ra hoa tự nhiên, mùa thu hoạch chín vào tháng 6 đến tháng 7 dương lịch, vụ thu hoạch phụ vào tháng 12 đến tháng 1. Cây 4-5 tuổi có năng suất trung bình 30 kg/ cây/ năm. Vỏ quả khi chín có màu vàng sậm đến vàng sáng. Trọng lượng quả trung bình 10- 14gam/quả. Cùi nhãn có màu trắng, hanh vàng dầy 5 - 8 mm, cùi ráo, giòn, ngọt vừa, ít thơm.
Nhãn Super
-
Giới thiệu một số giống bưởi ngon ở Việt Nam
Giới thiệu các giống bưởi ngon ở Việt Nam: Bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi lông cổ cò, bưởi đường lá cam, bưởi đoan hùng, bưởi thanh trà Huế, bưởi Phúc Trạch, bưởi Diễn...
-
Giới thiệu một số giống cam ngon ở Việt Nam
Giới thiệu các giống cam ngon phổ biến ở Việt Nam: Cam mật không hạt, cam soàn, cam mật, cam ôn châu, cam sành, cam xã đoài, cam Valencia, cam Ham Lin, cam sông con, cam Vân Du, cam bù Hà Tĩnh...
-
Các giống vải ngon phổ biến ở Việt Nam
Vải là loại cây ăn quả á nhiệt đới có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn. Giống vải thiều Thanh Hà, vải Hùng Long, vải lai Yên Hưng, vài lai Bình Khê, vải U Hồng, vải Phú Hộ
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô