Bón thúc đẻ nhánh cho lúa vụ chiêm xuân
Năng suất lúa được hình thành dựa trên các yếu tố: Số bông (số nhánh hữu hiệu)/đơn vị diện tích x Số hạt chắc trên bông x Trọng lượng hạt. Trong các yếu tố trên thì số nhánh hữu hiệu là yếu tố quan trọng nhất. Vậy để có số nhánh hữu hiệu cao nhất bà con nông dân cần hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng của cây lúa, nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ và quan trọng nhất là chọn đúng chủng loại phân và cách bón phân.
Bón thúc đẻ nhánh cho lúa chiêm xuân
1. Nhu cầu dinh dưỡng của lúa chiêm xuân thời kỳ đẻ nhánh
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Cây lúa để đạt năng suất bình quân 8 tấn/ha, cần lấy đi trong đất mỗi ha số lượng chất dinh dưỡng: 145kg N, 60kg P2O5, 150kg K2O, 250kg SiO2, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 2kg Fe, 200g Zn, 150g Bo và 150g Cu…
Đối với thời kỳ lúa đẻ nhánh cây lúa hút 3/4 số lượng dinh dưỡng cả vụ. Yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất của thời kỳ này là Đạm (N), sau đó đến Kali (K2O) và Lân (P2O5hh), các nguyên tố trung vi lượng như Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic, Đồng, Sắt, Kẽm.... Tuy nhiên do thói quen và nhận thức chưa đầy đủ nên bà con thường chỉ bón đạm vào thời kỳ đẻ nhánh dẫn đến cây lúa phát triển không cân đối, tuy lúa đẻ nhiều nhánh nhưng ít nhánh hữu hiệu, rậm rạp, cây yếu, dễ bị sâu bệnh, tiêu tốn phân bón nhưng năng suất thấp.
2. Lựa chọn phân bón bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho lúa thời kỳ đẻ nhánh
Để lúa đẻ nhánh sớm, đẻ gọn, thân cây mập, dảnh (nhánh) hữu hiệu cao, hạn chế dảnh vô hiệu, dinh dưỡng được tập trung để nuôi những dảnh chính cho nên dàn lúa đồng đều, cây cứng, lá dày, giảm thiểu sâu bệnh, ít phải dùng thuốc BVTV, lá đòng bền đến khi thu hoạch, hạt mẩy, vỏ sáng, chống đổ ngã tốt với điều kiện bất lợi của thời tiết, năng suất cao, chất lượng gạo cải thiện, độ màu mỡ của đất... bà con nông dân nên chọn các loại phân bón thúc có đầy đủ hàm lượng đạm, lân, kali và trung vi lượng có các công thức như: NPK 12.5.10+TE; NPK 12.3.10+TE; NPK 18.4.20+TE; NPK 12.1.10+TE.. (Loại NPK có hàm lượng đạm cao, lân thấp, kali trung bình hoặc cao).
-
Cách bón phân NPK cho lúa thời kỳ lúa đẻ nhánh
+ Ðối với lúa cấy: Bón thúc ngay khi lúa ra lá mới (lá nõn dong) hoặc lúa bén rễ hồi xanh (ra rễ trắng) thì tiến hành bón: Lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lúa thuần từ 10-15kg/sào (360m2); đối với lúa lai tạp giao: 12-18kg/sào.
+ Ðối với lúa gieo thẳng: Bón khi cây lúa có 3,5-4 lá. Lượng bón từ 12-20kg tùy theo hàm lượng phân và tùy theo từng giống và điều kiện thổ nhưỡng có thể kế hợp giặm tỉa, điều chỉnh mật độ để tiến hành bón thúc.
-
Lưu ý khi bón phân thúc đẻ nhánh cho lúa
- Ðể phân bón phát huy hiệu lực nhanh, luôn giữ mực nước nông thường xuyên (2 - 3cm) không để ruộng khô hạn, tốt nhất nên bón phân về buổi chiều tạnh ráo, không để phân dính lên lá.
- Tuyệt đối không bón lai rai hoặc bón thêm đạm sẽ làm cho lúa đẻ nhánh kéo dài, sâu bệnh gây hại bùng phát, năng suất mùa màng giảm sút.
- Xem dự báo thời tiết để bón phân cho lúa: Hạn chế bón phân nếu nhiệt < 17 độ C trong vòng nhiều ngày, tuyệt đối không bón phân khi nhiệt độ dưới 13 độ C.
- Sau cấy nếu lúa bị vàng lá do bộ rễ chưa hồi phục hẳn, bà con có thể phun phân bón lá hoặc bón phân vi lượng kết hợp làm cỏ xục bùn.
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây lúa
Lúa là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh cao, năng suất có thể đạt từ 8 -10 tấn/ha...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà