Ảnh hưởng của việc xử lý nước dừa đến đời sống cây vừng ở vụ hè trồng trong điều kiện thí nghiệm tại Đà Nẵng
THE INFLUENCE OF THE COCONUT WATER
ON THE SUMMER GROWN SESAME (Sesamum indicum L.)
IN THE EXPERIMENTAL CONDITIONS OF DANANG
TÓM TẮT
Sử dụng dung dịch nước dừa ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá của cây vừng (Sesamum indicum L.) trồng thí nghiệm trong chậu ở vụ Hè tại Đà Nẵng đã làm cho quá trình sinh trưởng (tỷ lệ nảy mầm của hạt, diện tích lá, trọng lượng tươi và trọng lượng khô), năng suất (số quả / cây, số hạt / cây, trọng lượng hạt / cây, trọng lượng 1.000 hạt), phẩm chất hạt (hàm lượng lipit, protein, gluxit) đã được cải thiện so với đối chứng.
ABSTRACT
By using coconut water in optimal concentration to soak the seeds before sowing and to spray on the leaves of the sesame grown in pots and in the summer season in Danang, we have got the following results:
- The growth of the sesame (the germinal proportion, the plant height, the assimilation surface, the fresh and dry weight) has increased as compared with controlled lot.
- The productivity of the sesame (the No. of capsules / plant, the No. of seeds / plant, the seed yield / plant, the 1.000-seed weight) has increased as compared with controlled lot.
- The quality of the sesame seed (oil content, protein content, sugar content) has increased as compared with controlled lot.
1. Đặt vấn đề
Cây vừng (Seasamum indicum L.) là loại cây trồng quen thuộc ở nhiều địa phương, có nhiều giá trị dinh dưỡng, đóng góp thiết thực trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta cũng như được sử dụng trong dược liệu nên cần được đầu tư nghiên cứu nhằm cải thiện năng suất và phẩm chất, góp phần đem lại lợi ích cho nền nông nghiệp của nước nhà.
Việc nghiên cứu ứng dụng trồng cây nông nghiệp nói chung bằng phương pháp xử lý các chất có hoạt tính sinh học để tăng năng suất và phẩm chất trên nền đất và điều kiện khí hậu ở từng địa phương cụ thể từ lâu đã được nhiều người quan tâm. Mặt khác, vấn đề an toàn thực phẩm, xử lý cây trồng từ nguồn hóa chất đưa vào đồng ruộng cũng đã bị cảnh báo nếu không chú ý cẩn thận đến phương pháp và liều lượng áp dụng; do đó hướng nghiên cứu sử dụng nguồn hợp chất tự nhiên có sẵn trong thực vật để xử lý cho cây trồng là điều vô cùng cần thiết.
Vì lý do này, trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập trong ngoài nước, chúng tôi chọn nước dừa là sản phẩm phổ biến ở khắp tất cả các địa phương, dễ tìm, giá thành rẻ, phương pháp xử lý đơn giản, trong thành phần của nó có nhiều chất dinh dưỡng và một số chất có hoạt tính sinh học (Cytokinin) để xử lý thăm dò tác động đến đời sống cây vừng, trồng tại địa bàn thành phố Đà Nẵng là điều có ý nghĩa cả về lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Chúng tôi mong rằng với các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần làm cơ sở cho việc áp dụng chúng như một giải pháp công nghệ cho việc sản xuất "thực phẩm sạch", một lĩnh vực hiện đang được tiếp tục quan tâm nghiên cứu hiện nay.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Bố trí và xử lý thí nghiệm
Chúng tôi chọn giống vừng vàng và vừng đen đang trồng phổ biến tại Quảng Nam - Đà Nẵng để thực nghiệm. Thí nghiệm được bố trí trong chậu, mỗi chậu trồng 9 cây với 3 lần nhắc lại, đặt tại khu vực Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Mỗi giống vừng được chia thành 2 lô đối chứng và thực nghiệm. Đất trồng được lấy từ nguồn đất cát nhẹ ven sông Cu Đê. Mỗi chậu chứa 10dm3 đất được bón lót và bón thúc trước khi ra hoa, mỗi lần 0,5g phân hữu cơ đậm đặc Dynamic Lifter sản xuất tại Australia (được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định số 1284/QĐ/BNN ngày 14-04-1999 cho áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam) có thành phần N: 3%, P: 2,5%, K: 1,6%, S: 1%, Ca: 7%, Mg: 1%, Fe: 1600ppm, Mn: 580ppm, Zn: 310ppm, Cu: 40ppm, B: 10ppm, Mo: 3ppm - pH=7. Thời gian bắt đầu thí nghiệm từ giữa tháng 5/2004 đến đầu tháng 8/2004.
Dung dịch nước dừa được thăm dò ở nồng độ cho kết quả tốt nhất được xử lý ở giai đoạn ngâm hạt trước khi gieo, phun trên lá vào các thời kỳ cây được 3 lá, 5 lá, và ra hoa.
2.2. Phương pháp phân tích mẫu
- Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định bằng phương pháp cân, đo, đếm.
- Chất lượng hạt: hàm lượng chất béo phân tích tại Trung tâm thí nghiệm tổng hợp Đại học Đà Nẵng, hàm lượng protein, hàm lượng đường, hàm lượng chất xơ phân tích tại Trung tâm Kiểm định đo lường chất lượng thành phố Đà Nẵng.
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê ứng dụng trong sinh lý thực vật.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển
3.1.1. Tỉ lệ nảy mầm của hạt: Ngâm hạt giống trong thời gian 2 giờ. Lô đối chứng ngâm với nước cất, lô thí nghiệm ngâm với dung dịch nước dừa, mỗi lô 100 hạt. Theo dõi tỉ lệ nảy mầm trên đĩa pêtri sau 20 giờ và sau 30 giờ, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến tỉ lệ nảy mầm của hạt vừng vàng và vừng đen
Lô TN |
Tỉ lệ nảy mầm sau 20 giờ (%) |
% so với ĐC |
Tỉ lệ nảy mầm sau 30 giờ (%) |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
5,33 ± 0,59 |
100,00 |
16,67 ± 0,34 |
100,00 |
Vàng TN |
15,67 ± 0,42 |
294,00 |
41,33 ± 0,62 |
247,93 |
Đen ĐC |
22,33 ± 0,67 |
100,00 |
48,00 ± 0,41 |
100,00 |
Đen TN |
33,33 ± 0,56 |
149,26 |
59,00 ± 0,53 |
121,22 |
Kết quả cho thấy giống vừng đen nảy mầm nhanh hơn giống vừng vàng. Việc xử lý hạt bằng dung dịch nước dừa đã cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn ở đối chứng ở cả 2 giống.
3.1.2. Chiều cao cây: Theo dõi chiều cao tối đa của cây lúc thu hoạch, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến chiều cao của cây vừng vàng và vừng đen
Lô TN |
Chiều cao (cm) |
% so với ĐC |
Lô TN |
Chiều cao (cm) |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
45,98 ± 1,04 |
100,00 |
Đen ĐC |
41,96 ± 1,26 |
100,00 |
Vàng TN |
51,07 ± 1,23 |
111,07 |
Đen TN |
44,15 ± 1,13 |
105,22 |
Kết quả cho thấy giống vừng vàng có chiều cao hơn giống vừng đen. Xử lý nước dừa làm tăng chiều cao cây ở giống vừng vàng 11,07% so với đối chứng, ở giống vừng đen tăng 5,22% so với đối chứng.
3.1.3. Diện tích lá: Xác định diện tích lá của cây vừng ở giai đoạn 7 lá trước khi ra hoa, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3:
Bảng 3: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến diện tích lá của cây vừng vàng và vừng đen ở giai đoạn 7 lá
Lô TN |
Diện tích lá (dm2) |
% so với ĐC |
Lô TN |
Diện tích lá (dm2) |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
6,15 ± 0,12 |
100,00 |
Đen ĐC |
8,15 ± 0,25 |
100,00 |
Vàng TN |
7,36 ± 0,16 |
119,67 |
Đen TN |
9,04 ± 0,31 |
110,92 |
Kết quả cho thấy giống vừng vàng tuy cao cây nhưng lại có lá nhỏ hơn giống vừng đen. Xử lý dung dịch nước dừa đã làm cho diện tích lá của giống vừng vàng tăng 19,67% so với đối chứng và ở giống vừng đen tăng 10,92% so với đối chứng.
3.1.4. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô: Cân trọng lượng tươi và khô của toàn bộ cơ thể cây vừng ở giai đoạn 7 lá trước khi ra hoa chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4 và bảng 5:
Bảng 4: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây vừng vàng và vừng đen ở giai đoạn 7 lá
Lô TN |
Trọng lượng tươi (g) |
% so với ĐC |
Trọng lượng khô (g) |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
25,34 ± 1,03 |
100,00 |
2,06 ± 0,03 |
100,00 |
Vàng TN |
29,82 ± 1,07 |
117,68 |
2,39 ± 0,05 |
116,02 |
Đen ĐC |
29,05 ± 1,01 |
100,00 |
2,25 ± 0,04 |
100,00 |
Đen TN |
34,27 ± 0,96 |
117,97 |
2,67 ± 0,03 |
118,67 |
Kết quả ở bảng 4 cho thấy việc xử lý dung dịch nước dừa ở giống vừng vàng đã làm tăng trọng lượng tươi 17,68% và tăng trọng lượng khô 16,02% so với đối chứng; ở giống vừng đen tăng trọng lượng tươi 17,97%, tăng trọng lượng khô 18,67% so với đối chứng.
Như vậy, qua các số liệu thu được từ các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, chúng tôi nhận thấy sự tương quan thuận giữa tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây, diện tích lá và trọng lượng cây khi xử lý dung dịch nước dừa. Điều này có thể lý giải là do các chất dinh dưỡng và các chất có hoạt tính sinh học có trong nước dừa đã thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể cây vừng, làm tăng sự hình thành các tế bào, các mô, tạo điều kiện cho cây phát triển, làm tiền để để dẫn đến việc hình thành năng suất về sau.
3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
3.2.1. Số quả trên cây: Trong các yếu tố cấu thành năng suất, tổng số quả/cây có vai trò quyết định tới năng suất trồng vừng. Kết quả thu được về số quả/cây trình bày ở bảng 5:
Bảng 5: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến tổng số quả/cây của cây vừng vàng và vừng đen
Lô TN |
Số quả/cây |
% so với ĐC |
Lô TN |
Số quả/cây |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
5,6 ± 0,9 |
100,00 |
Đen ĐC |
7,3 ± 0,5 |
100,00 |
Vàng TN |
6,2 ± 0,8 |
110,71 |
Đen TN |
8,0 ± 0,6 |
109,59 |
Dưới tác dụng của việc xử lý dung dịch nước dừa, sự tạo quả của vừng đã tăng lên so với đối chứng: ở giống vừng vàng tăng 10,71%, ở giống vừng đen tăng 9,59%, chứng tỏ việc xử lý dung dịch nước dừa đã có ảnh hưởng thuận lợi đến sự ra hoa, hình thành quả.
3.2.2. Số lượng hạt chắc/cây: Thông qua số lượng hạt vừng trên mỗi quả, tổng số hạt chắc/cây ở các lô thí nghiệm được trình bày ở bảng 6:
Bảng 6: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến tổng số hạt chắc/cây của cây vừng vàng và vừng đen
Lô TN |
Số hạt chắc/cây |
% so với ĐC |
Lô TN |
Số hạt chắc/cây |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
419,4 ± 5,99 |
100,00 |
Đen ĐC |
404,7 ± 4,12 |
100,00 |
Vàng TN |
471,9 ± 3,37 |
112,52 |
Đen TN |
458,6 ± 4,26 |
113,32 |
Kết quả cho thấy ở giống vừng vàng có số lượng hạt chắc/cây nhiều hơn giống vừng đen. Vừng vàng ở lô thực nghiệm có số hạt chắc/cây vượt 12,52% so với đối chứng. Vừng đen vượt 13,32% so với đối chứng.
Từ bảng 5 và bảng 6 có thể suy ra số lượng hạt chắc trung bình trên mỗi quả. Ở giống vừng vàng, công thức đối chúng đạt trung bình 74,9 hạt chắc/quả, công thức thức nghiệm đạt trung bình 76,1 hạt chắc/quả. Ở giống vừng đen, công thức đối chứng đạt trung bình 55,4 hạt chắc/quả, công thức thực nghiệm đạt trung bình 57,3 hạt chắc/quả.
Ngoài ra, theo dõi tỉ lệ hạt lép/cây chúng tôi dã nhận thấy việc xử lý nước dừa cũng đã làm giảm tỉ lệ hạt lép:
- Ở giống vừng vàng: đối chứng có tỉ lệ lép 4,68%, thực nghiệm có tỉ lệ lép 4,29%.
- Ở giống vừng đen: đối chứng có tỉ lệ lép 2,31%, thực nghiệm có tỉ lệ lép 1,72%.
3.2.3. Trọng lượng hạt khô/cây và trọng lượng 1000 hạt: Cân trọng lượng khô hạt chắc/cây và trọng lượng 1000 hạt chúng tôi thu được kết quả ở bảng 7 và bảng 8:
Bảng 7: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến trọng lượng hạt khô/cây của cây vừng vàng và vừng đen
Lô TN |
Trọng lượng khô hạt chắc/cây (g) |
% so với ĐC |
Lô TN |
Trọng lượng khô hạt chắc/cây (g) |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
0,969 ± 0,097 |
100,00 |
Đen ĐC |
0,980 ± 0,105 |
100,00 |
Vàng TN |
1,076 ± 0,102 |
111,04 |
Đen TN |
1,085 ± 0,110 |
110,71 |
Việc xử lý nước dừa đã làm tăng 11,04% trọng lượng hạt khô so với đối chứng ở giống vừng vàng và tăng 10,71% ở giống vừng đen.
Bảng 8: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến trọng lượng 1000 hạt của cây vừng vàng và vừng đen
Lô TN |
Trọng lượng 1000 hạt (g) |
% so với ĐC |
Lô TN |
Trọng lượng 1000 hạt (g) |
% so với ĐC |
Vàng ĐC |
2,311 ± 0,104 |
100,00 |
Đen ĐC |
2,521 ± 0,178 |
100,00 |
Vàng TN |
2,381 ± 0,093 |
103,03 |
Đen TN |
2,592 ± 0,192 |
102,82 |
Kết quả cho thấy trọng lượng 1000 hạt của cây vừng có sự sai khác giữa việc xử lý nước dừa so với đối chứng. Ở giống vừng vàng đã làm tăng 3,03%, giống vừng đen đã làm tăng 2,82%.
Qua các chỉ tiêu về năng suất đã phân tích ở trên cho thấy việc xử lý nước dừa đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất của cây vừng vàng và vừng đen so với khi trồng trong điều kiện bình thường, từ đó dẫn đến hiệu quả của năng suất cuối cùng. Điều này rất có ý nghĩa khi thu hoạch và có thể nói: trên cơ sở xử lý nước dừa đã thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển, thúc đẩy quá trình ra hoa, tạo quả, giảm tỷ lệ lép, hình thành năng suất cuối cùng.
3.3. Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt
Kết quả phân tích hàm lượng chất béo tổng số, protit, gluxit tổng số ở hạt của vừng thí nghiệm được trình bày ở bảng 10:
Bảng 10: Ảnh hưởng của dung dịch nước dừa đến chất lượng hạt của cây vừng vàng và vừng đen
Chỉ tiêu phân tích |
Lô TN |
Hàm lượng |
% tăng so với DC |
Lipit tổng số |
Vàng ĐC |
52,017 ± 1,35 |
|
(% trọnglượng hạt) |
Vàng TN |
53,111 ± 1,06 |
1,094% |
Đen ĐC |
53,718 ± 1,26 |
||
Đen TN |
54,454 ± 1,07 |
0,736% |
|
Protit tổng số |
Vàng ĐC |
20,451 ± 0,87 |
|
(% trọnglượng hạt) |
Vàng TN |
21,682 ± 0,45 |
1,231% |
Đen ĐC |
21,134 ± 0,67 |
||
Đen TN |
21,789 ± 0,71 |
0,655% |
|
Gluxit tổng số |
Vàng ĐC |
14,516 ± 0,70 |
|
(% trọnglượng hạt) |
Vàng TN |
14,923 ± 0,51 |
0,407% |
Đen ĐC |
14,347 ± 0,79 |
||
Đen TN |
14,893 ± 0,19 |
0,546% |
Ở giống vừng vàng, khi xử lý dung dịch nước dừa đã làm tăng hàm lượng chất béo tổng số trong hạt lên 1,094% trọng lượng hạt, tăng hàm lượng protit tổng số lên 1,231% trọng lượng hạt và tăng hàm lượng gluxit tổng số lên 0,407% trọng lượng hạt.
Ở giống vừng đen, khi xử lý dung dịch nước dừa đã làm tăng hàm lượng chất béo tổng số trong hạt lên 0,736% trọng lượng hạt, tăng hàm lượng protit tổng số lên 0,655% trọng lượng hạt và tăng hàm lượng gluxit tổng số lên 0,546% trọng lượng hạt.
Chất lượng hạt vừng thực nghiệm cả 2 giống vừng vàng và vừng đen đã được cải thiện so với đối chứng. Điều này chứng tỏ khi xử lý nước dừa đã có tác động đến việc hình thành và tích lũy các chất dự trữ trong hạt.
4. Kết luận
Qua việc nghiên cứu, thăm dò ảnh hưởng của việc xử lý hạt vừng trước khi gieo và phun lên lá ở các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống vừng vàng và vừng đen, trồng trong chậu thí nghiệm trong nền đất cát ven sông Cu Đê và điều kiện khí hậu tại thành phố Đà Nẵng, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận bước đầu như sau:
- Việc xử lý ngâm hạt vừng trước khi gieo đã thúc đẩy nhanh quá trình nẩy mầm của cả 2 giống vừng vàng và vừng đen. Đây là một điều kiện thuận lợi trong kỹ thuật trồng vừng.
- Trong điều kiện thí nghiệm, các chỉ tiêu về sinh trưởng: chiều cao cây, diện tích lá, sinh khối tươi và khô của cả 2 giống vừng đều tăng lên so với đối chứng.
- Khi xử lý bằng nước dừa chất lượng hạt vừng của cả 2 giống đều được cải thiện so với điều kiện bình thường.
Thực nghiệm của chúng tôi sẽ tiếp tục được kiểm chứng ở những thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng ruộng ở những vụ sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Hà, Nguyễn Như Khanh, Vũ Thị Bé (1999), Nghiên cứu ảnh hưởng của chất có hoạt tính sinh học có nguồn gốc thực vật và hợp chất khử NO3 đến chất lượng sản phẩm trong sản xuất rau sạch quanh vùng Từ Liêm - Hà Nội, Thông báo Khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội (1), tr. 55-60.
[2] Nguyễn Như Khanh, Mã Ngọc Cảm (1996), Nghiên cứu bước đầu ảnh hưởng của xitokinin và KClO3 đến năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất của quả cà chua giống CS1 vào vụ Hè ở Hà Nội, Thông báo Khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội (5), tr. 55-60.
[3] Nguyễn Xuân Lai, Nguyễn Văn Luật, Đặng Kim Sơn, Trần Kim Loan (1995), Nghiên cứu và sản xuất vừng ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (4), tr. 132-133.
[4] Nguyễn Thị Tỵ, Tống Quỳnh Mai, Nguyễn Bích Nhi, Phan Văn Chi (2003), Thành phần axit amin và giá trị dinh dưỡng của protein trong hạt một số giống vừng địa phương và ngoại nhập ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học (9), tr. 71-76.
[5] Trần Đức Việt (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh và năng suất của cây rau muống trồng ở điều kiện Quy Nhơn - Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Quy Nhơn.
[6] Nguyễn Vy (2003), Cây vừng, Nxb Nghệ An.
[7] FAO Plant production and protectin paper (1981), Seasame: status and improvement, Food and agriculture organization of the united nations, Rome, Italy.
[8] AA Hassan, NN Karim, AA Sarkar, MH Ali (2001), Effect of waterlogging on the growth and yield of summer grown sesame, Indian Journal of Agricultural Sciences 71 (4), p. 271-272.
[9] AK Patra (2001), Response of seasame varieties to dates of sowing during rainy season, Indian Journal of Agricultural Sciences 71 (8), p. 523-524.
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)