Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương (đậu nành)
1. Thành phần các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản trong thân cây đậu tương
Đậu tương là cây có giá trị kinh tế cao lại có tác dụng cải tạo đất. Đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn, cho nên là loài cây tăng vụ và sử dụng thích hợp cho trồng xen.
Đậu tương là cây lấy đi từ chất dinh dưỡng không nhiều. Một tấn hạt đậu tương cùng với thân lá cây lấy đi từ đất 81kg N, 17kg P2O5, 3%kg K2O.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương
Tuy đậu tương lấy đi từ đất N nhiều, nhưng cây lại có khả năng thông qua vi khuẩn cộng sinh ở rễ hút được N từ không khí. Bình quân trên 1ha, đậu tương hút được 40-50kg N. Cho nên đậu tương không có nhu cầu cao đối với bón đạm.
Cũng như các loài cây họ đậu khác đậu tương cần được cung cấp đầy đủ về số lượng, chất lượng, và cân đối các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu.
Việc cung cấp một lượng phân đạm và lân vào giai đoạn đầu khi các nốt sần vi khuẩn chưa được hình thành trên rễ cây, là rất cần thiết. Lượng đạm và lân này là những điều kiện cần có để tạo thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động và tạo lập nốt sần trên rễ cây đậu tương.
Canxi có vai trò không lớn lắm trong dinh dưỡng của cây đậu tương, nhưng có vị trí rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường đất thích hợp cho vi khuẩn nốt sần phát triển và hoạt động.
Kali và đạm là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất đậu tương. Bón kali có thể làm tăng năng suất 2,6-4,3 tạ/ha hạt, bón đạm làm tăng năng suất 1,4-5,4 tạ/ha. Đạm và lai có tác dụng nâng cao hiệu quả lẫn nhau trong dinh dưỡng của đậu tương. Nếu bón riêng rẽ, đạm chỉ làm tăng năng suất 1,4 tạ/ha hạt, trong khi đó, cũng lượng đạm như vậy nhưng được bón trên nền có bón lân, cho năng suất 2,3 tạ/ha và trên nền có bón kali làm tăng năng suất 3,1 tạ/ha, trên nền có bón cả lân và kali làm tăng năng suất 5,4 tạ/ha. Tác dụng làm tăng năng suất đậu tương của kali cũng thể hiện bức tranh tương tự. Bón riêng rẽ, kali làm tăng năng suất 1,4 tạ/ha, nhưng trên nền có bón đạm kali làm tăng năng suất 4,3 tạ/ha.Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng mà yêu cầu của đậu tương đối với khối lượng lân và kali có thể khác nhau. Tuy nhiên, P và K là 2 yếu tố không thể thiếu trong dinh dưỡng của đậu tương. Nhìn chung, đậu tương cần bón ít đạm hơn lân và kali.
Sự phát huy tác dụng tương hỗ giữa đạm và lân khi bón cho đậu tương, thấp hơn so với tác dụng tương hỗ giữa đạm và kali.
Tuy đạm và kali có hiệu lực cao đối với đậu tương, nhưng tác động này chỉ tăng lên ở một giới hạn nhất định. Vượt qua giới hạn đó bón thêm đạm và kali đều làm giảm hiệu quả của phân bón và bón đến mức quá cao, phân bón còn gây tác động có hại đối với cây.
Kết quả nghiên cứu cũng như thực tế bón phân cho đậu tương cho thấy mức bón tối đa là 40kg N (87kg ure/ha) và 60kg K2O (100g clorua kali/ha).
Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K, cây đậu tương còn hút khá nhiều canxi, magie và các nguyên tố vi lượng.
Lượng phân bón thông thường cho đậu tương là (kg/ha): 30 N, 90 P2O5; 90 K2O
Tuy vậy, lượng bón của các yếu tố có thể thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng sản xuất.
- Trên đất bazan: 30kg N; 60kg P2O5; 60kg
- Trên đất bạc màu: 30kg N; 60kg P2O5; 60kg
- Trên đất xám: 30kg N; 90kg P2O5; 60kg
- Trên đất phù sa: 30kg N; 90kg P2O5; 45kg
- Trên đất nhẹ: 30kg N; 90kg P2O5; 60kg K2O
3. Hướng dẫn bón phân cho cây đậu tương (đậu nành)
Bón phân cho đậu tương cũng như đối với các loài đậu đỗ khác có thể thực hiện quy trình sau đây:
Bón lót toàn bộ phân lân + 1/2 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
Bón thúc lần 1, cần bón sớm, ngay khi làm cỏ và xới xáo lần đầu tiên, tkhi các nốt sần chưa bình thường trên các rễ cây. Lượng bón là: 1/2 lượng N + 1/3 lượng K2O. Bón xong cần xới xáo, vun nhẹ.
Bón thúc lần 2: 1/3 lượng K2O còn lại. Bón xong vun cao gốc, xới xáo lần 2 và vun cao gốc có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì lúc này cần đất xốp, tạo điều kiện thoáng khí cho vi sinh vật cố định đạm hoạt động mạnh, hình thành nhiều nốt sần ở rễ cây.
Trong quy trình kỹ thuật sản xuất đậu tương theo howsng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, phân bón cho đậu tương được xác định ở khối lượng như sau:
+ Phân chuồng: 5 tấn/ha
+ Supe lân: 200-300kg/ha
+ Sunphat đạm (SA): 50-100kg/ha
+ Sunphat kali: 100-150kg/ha
+ Nếu đất chua vãi 300-500kg vôi bột vào lần bừa cuối cùng.
Để đậu tương chắc hạt trước khi ra hoa nên phun phân bón lên lá. Trường hợp có sâu, nên kết hợp phun thuốc sâu cùng với phân lên lá.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà