Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xà lách
1. Thời vụ trồng cây xà lách
- Xà lách phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 - 25oC, độ ẩm khoảng 80 - 90%. Thích hợp với quang chu kỳ ngày dài, tuy nhiên xà lách có thể phát triển tốt cả về mùa mưa cũng như mùa, trong điều kiện có nhà che plastic.
2. Chuẩn bị đất trồng xà lách
- Đất được cầy xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vôi cải tạo độ pH của đất lên 5.5 - 6.6,
- Lượng bón 80 - 120 kg/1.000m2, rải đều trên ruộng rồi cày trộn trong đất phơi ải 1 - 2 tuần.
- Để hạn chế một số côn trùng cắn phá hại cây con ta dùng thuốc xử lý đất như: Tricoderma, Sincosin 0.56SL, Stop 5DD...trước khi gieo trồng cây con ít nhất 15 ngày. Sau đó bón phân lót cày bừa kỹ lần nữa.
Luống trồng xà lách rải đều phân chuồng
3. Lên luống, gieo trồng xà lách
- Lên luống rộng 1,0 - 1.1m, luống x luống 30cm, cao luống 10 - 15cm tuỳ vào hệ thống thoát nước tốt hay kém. Tưới ẩm đều trên luống trước khi trồng cây con hoặc phủ bạt nylong.
Kích thước luống trồng rau xà lách
4. Mật độ, khoảng cách trồng rau xà lách
- Mật độ trồng từ 9.000 - 11.000 cây/1000m2
- Đục lỗ 4 hàng để trồng cây theo khoảng cách:
+ Hàng cách hàng 25cm,
+ Cây cách cây 20cm, đục theo kiểu nanh sấu.
- Trước khi trồng tưới ẩm đều trên toàn bộ luống. (chú ý thoát nước tốt, tránh ứ đọng lâu sau khi mưa).
5. Lượng phân bón (cho 1000m2), loại phân bón cho rau xà lách
- Vôi: 80 - 120kg
- Phân chuồng hoai mục: 3 - 4 m3
- Supe lân: 50kg.
- Nitrophoska 15 - 5 - 20: 35kg
- Kali sunfat (K2SO4) : 30kg
- Phân hữu cơ đậm đặc (Dynamic, hoặc Growell): 30kg
6. Kỹ thuật trồng rau xà lách
- Cây giống; Giống được ươm trong vỉ xốp. Thời gian giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 15 - 18 ngày, có 4 - 6 lá thật, cây phát triển cân đối, không có sâu bệnh, rễ phát triển mạnh.
Cây xà lách đủ tiêu chuẩn trồng
- Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn
- Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt.
Trồng cây xà lách
7. Chăm sóc cây rau xà lách
2.7.1. Điều khiển nước tưới
- Rau xà lách tưới bằng hệ thống phun mưa,
- Sau khi trồng cần giữ ẩm cho cây, tưới nhẹ từ 1 - 2 lần/ ngày trong tuần đầu tiên, sau đó mỗi ngày chỉ tưới 1 lần. Nếu trồng vụ mưa có thể tưới ít hơn.
Tưới nước cây xà lách ở giai đoạn 3 ngày sau trồng
Tưới nước cho cây xà lách ở giai đoạn 10 ngày sau trồng
Tưới nước cho cây xà lách ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch
* Lưu ý:
+ Nếu mưa nhiều liên tục cần chú ý hệ thống thoát nước để hạn chế sâu bệnh, ngập úng.
+ Nguồn nước tưới phải là nước máy, nước giếng khoan không bị ô nhiễm kim loại nặng, nước sông suối phải là nước sạch, không nhiễm vi sinh vật gây bệnh
2.7.2. Điều khiển lượng phân bón cho cây rau xà lách
* Bón lót
- Vôi: 80 - 120kg: rãi cày trước khi làm đất.
- Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lượng phân bón trên khi làm đất lần cuối.
* Bón thúc:
- Sau khi trồng tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà bón thúc thêm lượng phân thích hợp, song cần bón ít nhưng chia nhiều lần. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phân bón qua lá hoặc Nitrophoska hoà tan lọc sạch rồi cho vào bể nước tưới trong hệ thống tưới tự động.
Cây xà lách 20 ngày sau trồng
- Bón thúc một lần sau khi trồng 1 - 2 tuần nếu cây phát triển kém, có thể dùng Nitrophoska tím với lượng 10 - 15kg/sào bằng cách hòa loãng 0,5 % với nước rồi tưới đều trên luống.
2.7.3. Kiểm soát dịch hại cây xà lách
- Xà lách có thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh phá hoại, cần chủ động phòng sâu bệnh kịp thời khi phát hiện có triệu chứng. Nếu cây bị bệnh thì nhổ tiêu huỷ tránh để lây lan nguồn bệnh.
Cây xà lách bước vào giai đoạn thu hoạch
2.7.4. Phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây xà lách
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
-
Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh vườn trồng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy. Chọn giống khỏe, kháng sâu bệnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, luân canh cây trồng khác họ. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Kiểm tra phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh
* Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng trong quá trình chăm sóc.
-
Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học cho xà lách thay thuốc hóa học.
-
Biện pháp vật lý:
+ Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng.
+ Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang.
-
Biện pháp hóa học: Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, theo các yêu cầu sau:
+ Sử dụng các loại thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau tại Việt Nam.
+ Chọn các thuốc có thời gian cách ly ngắn, độ độc thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
-
Kỹ thuật trồng rau thủy canh (cải, muống, xà lách)
Quy trình sản xuất một số cây rau trong môi trường trồng rau thủy canh; Cấy cây và chăm sóc một số loại rau như: Mật độ khoảng cách trồng, bổ sung nước tưới, phân bón và kiểm soát dịch hại cây rau...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô