Kỹ thuật chăm sóc dưa leo (dưa chuột) giai đoạn ra hoa, tạo quả (trồng đại trà)
1. Tưới nước cho cây dưa leo
- Thiếu nước có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh hóa và sinh lý của cây dưa chuột. Nếu độ ẩm đất thấp, quá trình vận chuyển nước giảm, do đó làm suy yếu khả năng giữ nước và chứa nước. Sự thiếu nước thường làm giảm sự phát triển sinh dưỡng và sinh thực, quang hợp, hô hấp, hấp thu ion và trao đổi chất. Nó còn có thể làm cho cây trở nên mẫn cảm với côn trùng và bệnh hại.
- Khô hạn xảy ra trước khi ra hoa có thể làm chậm ra hoa, làm giảm sự phát triển của cây, biến đổi giới tính của hoa (hoa cái thành hoa đực).
- Thiếu nước xảy ra trong quá trình phát triển trái sẽ làm giảm năng suất và chất lượng quả. Trong lá của hầu hết các giống dưa chuột đều có chứa hợp chất cucurbitacins. Hợp chất này sẽ tiết ra chất độc để giúp cây chống lại các loài sâu hại. Trong giai đoạn tạo trái, thiếu nước sẽ làm cho trái bị teo, bị đắng (những quả này chỉ làm giảm chất lượng của trái, không gây hại cho sức khỏe người ăn).
- Để tránh hiện tượng này, nên đảm bảo tưới đủ nước cho cây trong quá trình tạo quả. Ngoài ra, thiếu nước trái nhỏ và mềm so với bình thường, hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong trái như đường, khoáng chất, vitamin cũng sẽ bị thấp đi.
- Dưa chuột là cây ưa ẩm, đòi hỏi tương đối nhiều nước. Sau khi trồng cây con ra ruộng, nếu trời nắng yêu cầu phải tưới đủ nước, có thể tưới 2 lần/ngày. Tưới nước hợp lý có thể là yếu tố quyết định năng suất cao và chất lượng tốt. Những đất có đủ chất hữu cơ thường có khả năng giữ nước lớn và không cần phải tưới nước thường xuyên. Đất nhẹ cần tưới thường xuyên hơn, nhưng mỗi lần tưới ít hơn.
- Tuy nhiên, cần chú ý thừa nước sẽ làm rễ bị hư thối, cây dưa sẽ bị vàng và còi cọc.
Quả dưa chuột bị thiếu nước tưới
1.1. Xác định nguồn nước tưới
- Đối với cây dưa chuột giai đoạn ra hoa tạo quả nếu thiếu nước cây ra hoa ít, khả năng thụ phấn thụ tinh kém dẫn đến khả năng đậu quả thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả.
- Nguồn nước tưới cho vườn dưa chuột được lấy từ sông, suối, ao hồ, giếng... Nguồn nước này phải đảm bảo yêu cầu không nhiễm khuẩn, xa khu công nghiệp...
1.2. Xác định thời điểm tưới
- Với gần như tất cả các giống dưa chuột, đòi hỏi độ ẩm ở gốc rễ để tồn tại. Nếu không có một nguồn liên tục của độ ẩm, cây không thể tiếp tục quá trình cuộc sống của mình, ban đầu cây bị rụng lá, sau đó các chi nhánh và cuối cùng là toàn bộ cây có thể chết.
- Và người xưa có câu: nhất nước nhì phân tam cần tứ giống quả không sai với việc nuôi trồng chăm sóc cây dưa chuột? Việc tưới nước đúng cách và đủ đã đảm bảo cho bạn 90% sự thành công và cây cho năng suất và phẩm chất tốt.
Tưới nước cho ruộng dưa leo
Bao lâu thì nên tưới nước cho cây dưa leo (dưa chuột)?
- Như đã được thảo luận, điều quan trọng để tránh những ảnh hưởng của nước. Vì vậy, làm thế nào để bạn tưới nước một vườn dưa chuột được chính xác?
- Thứ nhất quan sát tình hình sinh trưởng của cây để xác định thời điểm tưới cho phù hợp. Nếu cây bị còi cọc thì chúng ta nên tưới nước thường xuyên 1 ngày/1 lần giúp cho cây dễ dàng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng được thuận lợi nhất.
- Thứ hai căn cứ vào thời điểm trong ngày để tưới nước cho phù hợp, đối với cây trồng nói chung và cây dưa chuột nói riêng thời điểm tưới phù hợp nhất trong ngày đó là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Thứ ba căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột. Giai đoạn cây con và giai đoạn ra hoa tạo quả là hai giai đoạn cây dưa cần nước nhất, nếu trong giai đoạn ra hoa tạo quả cây dưa bị thiếu nước thì quả dưa sẽ bị teo và say ra hiện tượng đắng.
- Với quan sát thường xuyên của các cây của bạn trên cơ sở hàng ngày, bạn sẽ có thể áp dụng nước khi nó thực sự là cần thiết.
- Thứ tư không có lý do để tưới cây của bạn trong thời gian buổi trưa khi trời nắng to; cố gắng làm cho thời gian tưới nước chính của bạn vào buổi sáng để cây dưa chuột cũng như việc tưới nước trước sức nóng của ngày.
- Thứ năm cây cần được kiểm tra thường xuyên (ít nhất trên một cơ sở hàng ngày), vì vậy nước được yêu cầu cho cây qua quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cũng như thời tiết, độ ẩm trong đất để chúng ta tiến hành tưới một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Ruộng quả dưa leo được cung cấp đủ nước
1.3. Phương pháp tưới
a. Tưới rãnh
Đây là phương pháp tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.
* Ưu điểm: Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Đây là phương pháp tưới thông dụng thường được bà con tưới cho nhiều vùng trồng dưa có nguồn nước tưới dồi dào.
* Nhược điểm: Chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc<50). Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới. Gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh. Phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.
b. Tưới phun
Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5- 1,0m dùng để tưới vào những ngày nắng nóng oi bức (phun vào 16 – 18 giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.
* Ưu điểm: Tiết kiệm nước. Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.
* Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn. Chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng (như các loại đất có độ xốp lớn, đất than bùn).
2. Bón phân
Xem quy trình kỹ thuật bón phân cho cây dưa leo (dưa chuột)
3. Tỉa nhánh, định nhánh
Tỉa nhánh: Dưa chuột phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4 - 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.
Tỉa nhánh và định nhánh cho cây dưa leo
-
Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo trồng cây giống dưa leo (dưa chuột) (trồng đại trà)
Qua bài viết này bạn đọc sẽ: Thực hiện thành thạo kỹ thuật gieo hạt; làm bầu cây con theo đúng quy trình; Lựa chọn giống tốt đảm bảo đủ tiêu chuẩn...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo (dưa chuột) giai đoạn cây con (trồng đại trà)
Qua bài viết này bạn đọc sẽ nắm được: Thời vụ trồng dưa leo (dưa chuột) mật độ, khoảng cách kỹ thuật trồng, chăm sóc, làm giàn cho cây dưa leo...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô