Hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu tằm đạt năng suất cao
1. Chuẩn bị giống dâu
- Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lá dâu. Vì vậy, việc chuẩn bị và chọn giống đúng tiêu chuẩn là cần thiết.
1.1. Tiêu chuẩn hom giống
- Ruộng dâu lấy hom giống phải đảm bảo thuần chủng, năng suất cao, ổn dịnh qua các năm, giống phải có phẩm chất tốt phù hợp với sự sinh trưởng của tằm.
- Một ruộng dâu có thể lấy hom giống khi đã thu hoạch sản phẩm từ hai năm trở lên và không hái lá vụ thu, được chăm bón đầy đủ.
- Nếu ruộng dâu đã đốn hàng năm thì chọn ruộng dâu lấy hom giống sau đốn phải trên 8 tháng.
- Hom dâu giống không có sâu bệnh.
- Hom giống chọn từ cây tốt, bỏ phần ngọn và phần gốc.
- Trên mỗi hom giống bảo đảm phải có tối thiểu ba mầm, mặt vát vết chặt hai đầu (phần ngọn và phần gốc) 450. Vết chặt cách mầm trên và mầm dưới 0,5 – 1 cm.
- Nếu trồng rạch ở những vùng đất cơ giới nhẹ, vùng đất cát pha thì đường kính hom giống phải đạt từ 0,5 – 1 cm, độ dài hom chặt 20 – 25 cm.
- Nếu trồng ở những vùng đất cát mực nước ngầm sâu ta có thể chặt hom dài hơn từ 30 cm – 60 cm.
Hom giống dâu đạt tiêu chuẩn
1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống
1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống
- Chọn những cây đủ tiêu chuẩn về chiều dài, sạch bệnh, chưa nảy mầm, màu sắc thân cây phải đảm bảo độ thuần, không dập nát.
- Bó thành từng bó có đường kính khoảng 25 cm, xếp theo thứ tự gốc dưới ngọn trên. Bảo quản nơi thoáng mát, khuất gió và tránh ánh sáng trực xạ làm khô hom dâu.
- Thời gian bảo quản khoảng 3 – 5 ngày để cho chất dinh dưỡng thoát bớt lượng nước tự do, để nhựa trong cây dâu đặc lại mới tiến hành chặt hom.
1.2.2. Phương pháp chặt hom
- Dụng cụ chặt hom giống bao gồm thớt gỗ kê chặt, dao chặt phải được mài sắc, dây bó hom, bao bì che dậy và đựng hom giống, các chất xử lý hom giống.
- Phương pháp chặt hom:
+ Độ dài hom chặt:
+ Độ dài hom chặt phụ thuộc vào khoảng cách mầm trên cành dâu và phương thức trồng dâu.
+ Nếu trồng cắm đứng thích hợp là 20 – 25 cm.
+ Trồng theo kiểu đặt nằm độ dài hom là 30 – 40 cm.
+ Vị trí vết chặt hom:
+ Vị trí vết chặt hom ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom, trong cùng một hom vị trí gần mầm lượng dinh dưỡng nhiều và cũng là vùng sinh rễ thứ cấp và sơ cấp hoạt động mạnh.
+ Chặt hom cách mầm từ 0,5 – 1,0 cm.
+ Sau khi chặt hom, chọn lại hom làm giống và bó thành từng bó có đường kính 15 – 20 cm.
+ Đào hố bảo quản hom giống có độ sâu khoảng 20 – 30 cm, chiều rộng hố tùy theo lượng hom cần bảo quản.
+ Hom dâu chặt xong không nên trồng ngay vì nhựa dâu chưa khô.
+ Bảo quản hom dâu nơi râm mát, trên có phủ bì thấm nước ẩm hoặc cây cỏ, rác và thường xuyên tưới nước giữ ẩm.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hom giống
- Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng lớn đến sự ra rễ của hom và tỷ lệ sống của cây dâu.
1.3.1. Ẩm độ
- Đất quá ẩm hoặc quá khô đều bất lợi cho sự nảy mầm và ra rễ của hom dâu.
- Đất quá ẩm làm cho vết chặt lâu hình thành mô sẹo, dễ gây thối, ra rễ chậm, quá trình nảy mầm nhanh, gây nên tình trạng mất cân đối giữa tiêu hao dinh dưỡng ở hom và khả năng cung cấp dinh dưỡng ở bộ rễ. Từ đó, dẫn đến tình trạng hom có nảy mầm nhưng vẫn bị chết.
- Nếu khi trồng mới dâu gặp hạn, hom dâu bị chết không thể nảy mầm được.
- Ẩm độ đối với đất trồng dâu từ 75 - 85% rất thích hợp cho sự nảy mầm và ra rễ.
1.3.2. Nhiệt độ
- Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Nếu nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ đất, hom dâu ra rễ nhanh, nảy mầm chậm, phù hợp cho sự sinh trưởng của cây dâu.
- Ngược lại, nhiệt độ không khí lớn hơn nhiệt độ đất, hom nảy mầm trước, ra rễ sau, gây nên mất cân đối, hom dâu dễ bị chết, trường hợp này thường xảy ra đối với dâu trồng mới vụ hè.
- Các giống dâu có khả năng tái sinh mạnh, sự ảnh hưởng của nhiệt độ không lớn.
- Đối với các giống dâu khả năng tái sinh yếu thì nhiệt độ ảnh hưởng rất rõ. Do đó, trồng dâu trái vụ cần lưu ý đến tỷ lệ sống của từng giống.
1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng
- Cây con giống đem trồng cần đạt các yêu tiêu chuẩn sau:
+ Cây con đã được gieo trong vườn ươm khoảng 4 – 6 tháng.
+ Chiều cao cây dâu 30 – 35 cm.
+ Đường kính gốc ≥ 0,3 cm.
+ Thân có lõi hóa gỗ.
+ Không bị sâu bệnh.
+ Trước khi nhổ cây phải tưới đẫm nước. Cây đủ tiêu chuẩn nhổ trước, tiếp tục chăm sóc các cây còn lại để nhổ sau.
Cây dâu con đạt tiêu chuẩn đem trồng
2. Kỹ thuật trồng dâu
2.1. Thời vụ trồng dâu
- Thời vụ trồng dâu phụ thuộc vào đặc tính của giống, phương thức trồng và điều kiện khí hậu từng vùng.
- Nếu trồng dâu bằng hom thì thời vụ trồng chủ yếu dựa vào thời kỳ nghỉ của cây dâu và mùa mưa mà quyết định thời điểm trồng dâu.
- Ở nước ta có thể chia ra hai vụ chủ yếu tùy theo vùng:
+ Đồng bằng Bắc bộ đến duyên hải miền Trung thường trồng vào tháng 11 – 12, lúc này cây dâu đang bước vào giai đoạn nghỉ đông.
+ Vùng cao nguyên, miền núi Tây nguyên nói chung và Bảo lộc nói riêng thường trồng vào tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11.
2.2. Kỹ thuật trồng dâu
2.2.1. Trồng dâu bằng hom
- Sau khi chuẩn bị đất, hàng được rạch theo quy cách hàng cách hàng 1,2 – 1,5 m, cây cách cây 0,2 – 0,3 cm.
- Bón phân lót 15 – 20 tấn/ha phân hữu cơ kết hợp với vôi và lân, bón đều xuống rãnh lấp đất đầy rãnh.
- Đảo đều phân và đất.
- Trồng dâu rạch: có 3 phương pháp cắm.
+ Phương pháp đặt nằm: Phương pháp này thường chặt hom dài hơn các phương pháp khác. Đặt hom dâu nằm liên tiếp gối nhau, lấp một lớp đất dày 1 - 2cm, tưới phun nhẹ lên hàng dâu mới trồng.
+ Phương pháp cắm đứng vuông góc với mặt đất: Phương pháp này nên trồng ở các vùng đất cao nguyên như Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở những chân đất có mực nước ngầm sâu, sau khi cắm hom xong vun hàng dâu một lớp đất vừa phải, sau đó tưới nhẹ.
+ Phương pháp cắm xiên 450: Đây là phương pháp trung gian giữa hai phương pháp trên, bổ sung cho những khuyết điểm của hai phương trên.
- Trồng dâu bằng hố:
+ Chuẩn bị hố trồng dâu.
+ Bón lót phân, lấp đất phủ phân.
+ Cắm hom thẳng đứng hoặc xiên 450.
+ Hom cắm tập trung giữa hố để sau này dâu mọc tập trung, hàng dâu thẳng.
2.2.2. Trồng dâu cây
- Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con:
+ Chọn cây đủ tiêu chuẩn.
+ Sau khi chuẩn bị đất, hàng được rạch theo quy cách từ 0,8 – 1,2 m.
+ Bón lót từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ/ha, kết hợp với 300 – 350 kg lân
- Supe và vôi (nếu đất chua).
+ Rải đều phân xuống rãnh, đảo phân và lấp đất.
+ Rải đều cây trên hàng.
+ Tiến hành trồng theo khoảng cách 0,2 – 0,3 m. Trồng dâu bằng cây con cần chú ý:
+ Chọn những cây dâu đủ tiêu chuẩn đem trồng.
+ Cắt bớt rễ, chặt bó phần trên của cây dâu cách cổ rễ 10 – 15 cm.
+ Đặt cây dâu vào hố, lấp đất, dậm chặt quanh gốc.
+ Mới trồng dâu gặp hạn phải tưới, nếu mưa lớn phải thoát nước kịp thời.
-
Hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị đất trồng dâu tằm
Dâu là cây lâu năm, trồng từ 15 – 20 năm mới phải trồng lại. Do vậy, phải tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch như: phân lô, hệ thống mương tưới, tiêu...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô