Chỉ số pH, các nguyên nhân làm thay đổi pH? pH lí tưởng của 1 số loại cây trồng thường gặp
1. pH đất là gì? Các chỉ số thể hiện pH đất?
pH đất là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của đất, mỗi con số cụ thể cho biết được đặc tính của từng loại đất và khả năng ảnh hưởng đến cây trồng, đế khả năng hấp thụ dinh dưỡng cả cây.
Chỉ số pH đất biến thiên từ 1-14, đối với cây trồng hiện tại mức giao động pH đạt từ 4-7.
2. Cách lấy các chỉ số pH đất
- Sử dụng giấy quỳ tím: chi phí thấp, độ chính xác tương đối.
- Sử dụng máy đo chuyên dụng: Tốn chi phí ban đầu, độ chính xác cao.
Lúc nào nên đo pH đất?
Nên đo trước khi bón phân: để biết và tính toán lại lượng phân, không nên đo sau khi bón phân sẽ có sự sai sót về chỉ số.
3. Các nguyên nhân làm thay đổi chỉ số pH?
- Rửa trôi kiềm: Magie và Canxi trong đất bị rửa trôi, đặc biệt trên các nền đất cát.
- Bón đạm nhiều: trong quá trình vi sinh vật chuyển hoá từ đạm Amon sang đạm Nitrat, Amon sẽ thải ra lượng Axit nhất định khiến đất bị chua.
- Mưa Axit: các cơn mưa đầu mùa mang theo lượng axit gây độc cho đất, làm thay đổi pH (phương án bắt gặp ở đầu mùa mưa là rải vôi).
- Bón nhiều phân bón hóa học: chứa S, Lân Super, SA… với hàm lượng phân có chứa S cao sau quá trình nếu cây tích tụ và cây hấp thu S không hết gây chua đất.
- Nguồn nước tưới: Khi nước tưới có độ pH khác với độ pH của đất, nước tưới sẽ làm hòa tan các chất khoáng trong đất làm thay đổi pH của đất theo hướng của nước tưới.
- Thiếu hữu cơ, tồn dư do độc chất cao: vi sinh vật có lợi ít hoạt động, đất thiếu độ tơi xốp, kết cấu đất xấu làm độ chua của đất tăng.
4. Tại sao cần phải có phương án xử lý đất theo pH?
Dựa vào chỉ số để:
- Định hướng cây trồng và thay đổi PH phù hợp
- Xử lý đất để pH phù hợp với cây trồng đang canh tác.
Từ bảng trên ta thấy ở ngưỡng từ 5.5-7 là khả năng hấp thu tất cả các loại dinh dưỡng của cây trồng là tốt nhất.
5. Chỉ số pH của 1 số cây trồng thường gặp
- Nhóm kiềm:
+ Đậu, bắp (ngô): 6-7,5
+ Gừng: 6-6,5
+ Sầu riêng: 6-6,5
+ Bưởi: 6-7,5
+ Chanh: 6-7
+ Mai: 6,5-7
+ Ớt: 6-7,5
- Nhóm chịu được đất chua:
+ Thanh long: 4-6
+ Chôm chôm: 4.5-6,5
+ Khóm: 4,5-6
+ Cà phê: 5-6
Hi vọng rằng các thông tin trên hữu ích, mong các nhà vườn kiểm soát được pH đất trồng nhà mình, đảm bảo sự hấp thu tốt nhất dinh dưỡng, cây trồng phát triển nhanh, phát triển khỏe!
-
Làm thế nào để giải độc cho cây khi bị ngộ độc dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật?
Sử dụng kết hợp sản phẩm hữu cơ kết hợp với các sản phẩm tăng sức khỏe, giải độc cho cây trồng. Có thể sử dụng kết hợp giữa dịch rong biển và Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc)
-
Làm thế nào để giải độc cho cây khi bị ngộ độc dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật?
cách để giải độc do lạm dụng nồng độ thuốc bảo vệ thực vật là gì? Cây bị ngộ độc đảm phải làm sao? Cách cứu cây khi bị ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc
-
Hướng dẫn cách xử lý và khắc phục đất trồng bị chua
Đất chua thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân như rửa trôi bởi nước mưa axit, sự phân giải chất hữu cơ, sử dụng phân bón khoáng có gốc axit, và việc sử dụng các loại thuốc BVTV.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô