Cây lê
Tên tiếng anh: Pear
Tên khoa học: Pyrus
Phân loại khoa học:
Giới (regnum) |
Plantae |
(không phân hạng) |
Angiospermae |
(không phân hạng) |
Eudicots |
(không phân hạng) |
Rosids |
Bộ (ordo) |
Rosales |
Họ (familia) |
Rosaceae |
Phân họ (subfamilia) |
Maloideae hay |
Tông (tribus) |
Pyreae[1]Maleae |
Phân tông (subtribus) |
Pyrinae[1] |
Chi (genus) |
Pyrus |
1. Đặc điểm thực vật học cây lê
1.1. Đặc điểm rễ cây lê
Cây lê có bộ rễ cọc, các nhánh rễ mọc bao quanh rễ cọc dày đặc. Cây lê có bộ rễ ăn nông trên mặt đất.
1.2. Đặc điểm thân cây lê
Cây lê thuộc loại thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu năm. Sau khi trồng 5 — 6 năm, cây lê đã cho thu quả. Cậy lê ghép sống tới 50 – 60 năm.
1.3. Đặc điểm lá cây lê
Lá cây lê mọc so le nhau, lá đơn, dài 2–12 cm, màu xanh lục bóng ở một số loài, ở các loài khác có lông tơ màu trắng bạc mọc rậm; hình dáng lá từ hình ô van rộng bản tới hình mác hẹp.
1.4. Đặc điểm phân cành lê
Cây lê phân cành vừa phải, những cây thực sinh có nhiều cành, có thể cao tối 9 – 11m, tán hình mâm xôi, đường kính tán từ 7 – 13m, đường kính thân có thể đạt tới 30 – 40cm, độ cao phân cành từ 37 – 102cm, cành cấp 1 có góc phân cành 30 — 70°. Lá lê hình mai rùa, có 90 – 140 răng cưa và rụng vào mùa đông.
1.5. Đặc điểm hoa lê
Lê ra hoa vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, màu hoa trắng, hiếm khi nhuốm màu vàng hay hồng, đường kính 2–4 cm, và có 5 cánh hoa, 5 lá đài và nhiều nhị.
Khi hoa nở rộ tạo cảnh rất đẹp cho vườn lê. Lộc phát vào mùa xuân, quả hình thành sau khi hoa tàn và phát triển tới cuối tháng 8 thì chín.
1.6. Đặc điểm quả lê
Quả lê chứa một lượng lớn đường sacarô, các chất pectin, một số axit, các loại vitamin c và vitamin A. Quả lê chín dùng để ăn tươi, chế biến thành nước quả, phơi sấy khô, làm mứt, chế siro…
Đặc điểm quả lê
Quả lê hình tròn hơi dẹt (lê nâu) song đa phần hình bóng điện với trọng lượng bình quân 350 – 500g/quả. Khi chín vỏ quả chuyển nâu hoặc xanh vàng, vỏ nhẵn. Thịt quả màu trắng giòn, ngọt mát hơi pha chua chát, đặc biệt có mùi thơm dễ chịu. Tỷ lệ quả có hạt thấp, chỉ khoảng 15 – 20% tổng số quả.
2. Đặc điểm sinh thái của cây lê
Ở trạng thái sống hoang dã trong tự nhiên tại châu Âu, lê phổ biến tới gần vĩ độ 60°. Phía trên ranh giới phía bắc này thì hiếm thấy lê. Năm 2006, nhờ kết quả của việc chọn giống thành công các giống chịu giá rét, người ta đã có thể trồng lê thành công trong các khu vườn nằm tại Ural và Tây Siberi tới vĩ độ 55°.
Trong tự nhiên, một số loài lê như lê Iberia được phát tán nhờ thú và một số loài chim.
3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây lê
3.1. Nhiêt độ, độ cao
Cây lê cần mùa đông lạnh phân hoá mầm hoa sau khi đã trút hết bộ lá. Trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm, độ ẩm không khí cao thì cây lê ít rụng lá hoặc rụng muộn, mầm hoa cũng phân hoá ít, ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả. Nhiệt độ trong mùa đông thuận lợi cho cây lê bình quân là 10 — 12°c, mùa hè không cao hơn 25°c.
Cây lê có thể trồng được ở nơi có độ cao so mặt biển từ 400 – 600m trở lên, như Cao Lộc (Lạng Sơn), SaPa (Lào Cai)…
3.2.Lượng mưa bình quân
Yêu cầu về lượng mưa bình quân cả năm là 1.000 – 1.700mm. Tuy vậy ở SaPa lượng mựa đạt tới 2.000mm cây lê vẫn cho nhiều quả.
Lượng mưa bình quân 1000-1700mm
3.3. Đất đai
Đôi với đất trồng, cây lê yêu cầu đất có độ phì cao, cấu tượng tốt, độ sâu 1m trở lên, ít sỏi đá. Mạch nước ngầm ở độ sâu trên 1,2m so mặt đất từ 5,5 — 6 là thích hợp cho cây lê.
Đối chiếu với yêu cầu về khí hậu của cây lê thì các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang là nơi phù hợp trồng lê, vì ở các địa phương nói trên, về mùa đông thường có nhiệt độ trung bình xấp xỉ 10°c trong 2 tháng mùa đông và nhiệt độ mùa hè bình quân 22 – 24°c, riêng ở Sa Pa 18 — 20°C; lượng mưa trung bình tói 2.500 – 2.800mm. Điều kiện ánh sáng và đất đai cũng phù hợp.