Cây lá vối
Tên gọi khác: Mạn kinh tử
Họ sim: Myrtacear
Cây lá vối
1. Nguồn gốc
- Cây lá vối có nguồn gốc từ Á Châu nhiệt đới, Trung Quốc. Hiện nay, cây lá vối có mặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, …
- Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở các tính Đồng Bằng và Trung Du Bắc Bộ, Lào Cai, Thanh Hóa, Vũng Tàu, … để lấy lá, nụ hoa làm trà uống ( nước vối).
2. Đặc điểm thực vật học của cây vối
- Hệ rễ: Cây lá vối có hệ rễ cọc, phân nhánh nhiều. Rễ sinh trưởng phát triển mạnh có thể ăn sâu từ 5 – 6 m. Phát triển mạnh trong môi trường đất ẩm, giàu dinh dưỡng.
Đặc điểm thực vật học của cây lá vối
- Thân: Là cây thân gỗ nhỡ, có chiều cao trung bình từ 5 – 6 m. Đường kính thân có thể lên đến 50 cm.Vỏ thân có màu nâu xám, nứt dọc và phân cành. Cành non dẹt, sau thành hình trụ, có lớp vảy.
- Lá: mọc đối, có cuống, hình bầu dục , nhọn ở phần gốc, có mũi ngắn ở đầu, màu nhạt, hai mặt có những đốm nâu. Mép lá không có răng cưa, không có lông. Có gân lá 8 – 10 đôi. Chiều dài lá từ 8 – 15 cm, rộng 4 – 8 cm, cuống lá dài 1- 1,5 cm, có cánh ở dưới đỉnh.
- Hoa: Không cuống, mọc thành cụm hoa hình tháp trải ra ở những lá đã rụng. Cụm hoa có hình chùy. Hoa vối có màu lục nhạt, có khi là màu trắng, cành non và những nụ vối có mùi thơm dễ chịu. Mùa hoa tháng 6 dương lịch mỗi năm.
- Quả: Cây lá vối có quả nhỏ, hình cầu hay hình trứng, đường kính từ 7 – 12 mm, nhám, nhớt. Quả khi chín có màu tím sậm giống quả sim.
Xem thêm < Cytokinin Zeatin 0,1% SP - Siêu kích chồi > |
3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lá vối
- Là cây dễ tính, phù hợp với điều kiện khí hậu khác nhau. Hiện nay được trồng ở vùng trung du và đồng bằng là chủ yếu. Các vùng khác cây vối mọc hoang dại rải rác khắp trên cả nước Việt Nam.
- Đất: Là loài cây không kén đất. Tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển mạnh thì cần trồng ở những vùng đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa… đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm thoáng nước tốt. Đất có tầng canh tác dày, có độ PH từ 5 – 6,5.
- Nước: Cây vối sinh trưởng phát triển mạnh nên có nhu cầu nước nhiều, nhưng cây có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây sinh trưởng phát triển tốt cần cung cấp thường xuyên cho cây, nên tưới 1 – 2 lần/ngày đảm bảo độ ẩm đạt 60 – 70 %. Việc tưới nhiều nước gây úng sẽ giảm khả năng sinh trưởng phát triển của hệ rễ, thâm trí gây chết cây.
Cây lá vối nếp
- Ánh sáng: Là cây ưa sáng. Đối với cây con ươm thì giai đoạn đầu cần ánh sáng tán xạ, khi cây đạt chiều cao từ 20 – 25 cm thì chuyển cây ra nơi có sánh sáng trực tiếp.
4. Đặc điểm sinh trưởng của cây lá vối
- Cây lá vối là loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, nhanh. Có khả năng chịu lạnh tốt sương giá, nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Cây không kén đất, ưa sáng, có tính chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh, tính kháng sâu bệnh hại tốt, nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất ở nhưng vùng có ánh sáng trực tiếp, thời gian chiếu sáng từ 10 – 14 giờ.
- Chồi và lá non sẽ ra nhiều trong mùa xuân hè. Cây ra hoa vào khoảng tháng 5 – 7 và quả chín vào tháng 8 – 9.
Cây giống cây lá vối nếp
5. Thành phần hóa học
- Lá vối, nụ vối có chứa tannin, vitamin và một số chất khoảng, còn có 4 % tinh dầu có mùi thơm.
- Trong nụ vối có các hoạt chất (chủ yếu là polyphenol), có khả năng ức chế hoạt tính của men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình hấp thụ đường, do đó kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
- Beta – sitosterol có trong nụ vối có khả năng điều hòa chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ giảm mỡ máu.
- Chất kháng sinh có trong lá vối diệt được nhiều loại vị khuẩn như vi khuẩn bạch cầu, Streptococcus, salmonella, Bacillus subtilis…
- Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol các chất béo, tannin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Xem thêm < Gibberellic Acid - GA3 nguyên chất 90% > |
6. Giá trị sử dụng của cây vối
- Các bộ phận của cây vối có những công dụng khác nhau tập trung ở phần lá, nụ và thân cây.
* Tác dụng từ lá vối:
- Trong lá vối có chứa chất tannin có tác dụng trong việc bảo vệ đồng thời chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc ruột. Tinh dầu trong lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các bệnh phổ biến như ho, cảm cúm…
- Ngoài ra lá vối còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh lên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, loét dạ dày hay các bệnh viêm nhiễm ngoài ra…
Tác dụng của lá cây vối
- Trong dân gian còn sử dụng lá vối nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa, nơi lở ngúa và gội đầu có thể chữa chốc lở.
- Lá vối khô sử dụng như một loại thuốc trong Đông y. Nếu không dùng để làm tra uống hay có thể dùng làm nguyên liệu chất đốt rất hiệu quả.
* Tác dụng từ nụ vối:
- Hợp chất flavonoid trong nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ, máu, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.
Nụ cây lá vối dùng làm trà
- Nụ vối sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi, sau khi rửa sạch cho vào sắc hoặc hãm, có thể sử dụng uống nóng hay lạnh có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể hiệu quả.
* Tác dụng từ thân vối:
- Thân cây vối người ta có thể sử dụng vỏ để sát khuẩn. Vỏ vối có tính sát trùng nên khi bỏng nhẹ, lấy vở cạo bỏ vỏ thô rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thân vối có tác dụng làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đâu, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể áp dụng tương tự cho việc chữa ghẻ và làm vết thương lở loét.
- Ngoài ra thân cây vối có thể làm chất liệu để đun rất tốt nhưng không thường được sử dụng.
Cây lá vối
7. Một số lưu ý khi sử dụng trà cây lá vối
- Nước vối là một loại nước uống phổ biến trong đời sống hằng ngày, nhất là vào mùa hè nóng nực, nước vối được nhiều người thay cho nước đun sôi thông thường. Không phủ nhận những lợi ích cho sức khỏe từ loại nước này nhưng việc dùng đúng cách vẫn được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo đến mọi người.
Lưu ý khi sử dụng trà lá vối
- Không uống nước vối khi đói bụng: Hiện tượng uống nước vối có cảm giác cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… làm thu động ruột kích thích và gây cảm giác cồn cào, khó chịu và buồn nôn, sa sầm mặt mày. Không nên uống nước vối khi đang đói dễ làm hạ được huyết.
- Nước vối để lâu gây ôi thiu thì hoàn toàn không nên sử dụng. Nếu uống nước vối thiu rất dễ khiến bị rối loạn đường tiêu hóa, gây đi ngoài, vã mồ hôi, mỏi mệt, đau bụng.
- Hạn chế uống nước vối với đá. Mùa hẹ oi nóng nhiều người có thói quen thêm đá vào nước vối. Dù không quá nguy hại nhưng với những ai có hệ tiêu hóa yếu sẽ dễ gây ngộ độc.
Sử dụng trà lá vối đúng cách