Cây kim tiền thảo
Các tên gọi khác cây kim tiền thảo
Tên khoa học: Desmodium styracifolium
Tên gọi khác: cây mắt nai, mắt trâu, mắt rồng, dây sâm lông, đồng tiền lông
Họ: Đậu (Fabaceae)
Tên tiếng Anh: Cat’s foot, maiden-hair, ground ivy
Tên tiếng Pháp: Herbe de St-Jean, couronne de terre, lierre terrestre, rondette
Cây kim tiền thảo là cây thuốc quý chữa các bệnh về thận, chữa sỏi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, khó tiêu. Là loại cây dễ trồng và được tìm thấy nhiều ở các vùng trung du, đồi núi. Vậy cây kim tiền thảo là loại cây gì? Sử dụng cây kim tiền thảo có tác dụng gì? Liều lượng sử dụng như thế nào?... Rất nhiều những câu hỏi bạn đọc thắc mắc, hôm nay Cẩm nang cây trồng sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về loài cây thuốc này nhé.
1. Đặc điểm cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo là cây sống lâu năm mọc bò dưới đất, cao từ 40 đến 80cm, rễ đâm ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, có lông nhung màu sắt. Lá mọc so le, dài 2 đến 4,5cm, gồm một hoặc ba lá chét hình bầu dục, mặt trên màu lục và nhẫn, mặt dưới lông trắng và mềm. Quả mọc hơi cong có hình cung, có 3 đốt, ra hoa vào tháng 6 đến tháng 9, kết quả từ tháng 9 đến tháng 10.
Đặc điểm cây kim tiền thảo
2. Đặc điểm phân bố của cây kim tiền thảo ở nước ta
Kim tiền thảo phân bố ở một số khu vực miền núi nước ta: Lạng Sơn, Ninh Bình, Bắc Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh ...
3. Thành phần dưỡng chất có trong cây kim tiền thảo
Trong cây kim tiền thảo có chứa các hoạt chất dinh dưỡng như: saponin triterpenic, polysaccharide, flavonoid và một số chất khác như lupcol, lupenon, axit stearic, desmodimin ...
4. Thu hái chế biến và bộ phận sử dụng cây kim tiền thảo
Vào mùa hạ và mùa thu thì thu hoạch, rửa sạch dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, phơi khô. Cả thân, cành và lá của kim tiền thảo đem đi phơi khô đều dược dùng để làm thuốc.
Thu hái kim tiền thảo phơi khô
5. Tác dụng chữa bệnh của cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo có công dụng cực kỳ hiệu quả trong điều trị bệnh sỏi thận. Theo y học cổ truyền, cây thuốc có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, bào mòn sỏi thận rất tốt. Đó là nhờ có các thành phần hoạt chất như: herba Glechoma Longtubae, Lysimachinae Christinae, Flavonoid, Lupcol, Lupenon, Axit stearic, Desmodimin.
Những hoạt chất này đều đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngoài việc điều trị sỏi thận thì cây mắt trâu còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa tuyến mật, tuyến tụy, các bệnh tim mạch, gan, hệ bài tiết…
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, cây có hàm lượng chất Coumarin cao. Đây là một hoạt chất thuộc nhóm Este nội có tác dụng trung hòa axit, mỡ dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra chất này còn giúp phá vỡ những kết cấu mỡ ở đại tràng, giúp chúng được đào thải ra khỏi cơ thể an toàn. Nhờ đó tăng cường sức khỏe cho người bệnh, ngăn ngừa các bệnh béo phì, bệnh sỏi thận và một số bệnh lý ở hệ bài tiết khác.
6. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây kim tiền thảo
6.1. Trị sạn đường mật:
Sao Chỉ xác 10 - 15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh Địa hoàng 6 - 10g (cho sau) sắc uống.
Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân 10g (cho sau) sắc uống.
Bệnh viện Ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung y Trung quốc đã công bố 4 ca sạn gan mật trị bằng Kim tiền thảo kết quả tốt (Tạp chí Trung y 1958,11:749).
Đồng tiền lông 20g, Rau má tươi 20g, Nghệ vàng 8g, Cỏ xước 20g, Hoạt thạch, Vảy tê tê, Củ gấu đều 12g, Mề gà 6g, Hải tảo 8g, nước 500ml sắc còn 200ml uống một lần lúc đói hoặc sắc 2 nước chia 2 lần uống trong ngày.
6.2. Trị sạn tiết niệu
Kim tiền thảo 30 - 60g, Hải kim sa 15g (gói vải), Đông quì tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài Ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống.
Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 15g (bọc vải), Chích Sơn giáp, Thanh bì, Ô dược, Đào nhân đều 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, sắc uống.
Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 30g, Kim tiền thảo 15g, Uy linh tiên 12g, Nội kim 10g, Chỉ xác sao 10g, sắc uống.
Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài Ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa 15g (gói vải), Xuyên phá thạch, Vương bất lưu hành đều 15g sắc uống. Trị chứng thận hư thấp nhiệt có sạn.
Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước chè để tống sỏi.
6.3. Trị bệnh trĩ
Mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm tư Khôn đã theo dõi trên 30 ca sau khi uống thuốc 1 - 3 thang hết sưng đau, đối với trĩ nội ngoại đều có kết quả tốt. (Tạp chí Bệnh Hậu môn đường ruột Trung quốc 1986,2:48).
6.4. Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật:
Kim tiền thảo 40g; Mộc thông, Ngưu tất mỗi vị 20g; Dành dành, chút chít, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.
6.5. Trị bệnh sỏi thận
Tác dụng của kim tiền thảo không thể thiếu là điều trị sỏi thận đã được các nhà khoa học làm rõ. Các flavonoid có tác dụng có lợi trong ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalate ở chuột bằng nhiều cơ chế như: Kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ các thành phần tạo sỏi. Do đó, làm giảm sự ngưng tụ và ngăn chặn sự gia tăng kích thước các loại sỏi hình thành trong cầu thận cũng như trong ống thận. Đồng thời, tác dụng lợi tiểu giúp tăng đào thải sỏi qua đường tiết niệu.
Kim tiền thảo có tác dụng điều trị sỏi thận