Cây đàn hương
Tên khoa học: Santalum album L
Tên tiếng anh: Sandalwood
Họ: Đàn hương (Santalaceae)
Nguồn gốc: Đông Tirmo
Phân bố: Ấn Độ, Indornesia, Trung Quốc, Việt Nam,…
Vườn cây đàn hương trắng được trồng ở Ấn Độ
1. Giới thiệu cây đàn hương
- Cây đàn hương là cây trồng được thu hoạch cả hoa, lá, quả, thân và rễ để bào chế thành các sản phẩm công nghiệp khác như tinh dầu, mỹ phẩm, đồ nội thất hoặc phong thủy,… Cây cho giá trị kinh tế cao do hương thơm và tinh dầu quý hiếm. Cây còn được xem là cây lấy gỗ phong thủy và được nhiều người biết đến cho tới ngày nay. Cây đàn hương ở Ấn Độ còn được xem là cây chủ lực sản xuất để làm nước hoa lâu đời.
- Đàn hương được biết đến với đa tác dụng có thể dùng cho các mục đích khác nhau. Mọi bộ phận của cây đàn hương đều có dược tính như lá cây có tác dụng điều trị cao huyết áp, gỗ đàn hương còn sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa, hay có tác dụng chống viêm sưng. Hạt cây đàn hương chứa lượng giàu lớn có chứa loại axit giúp chống lại các lão hóa, nên có thể sử dụng trong nghành mỹ phẩm. Vì thế, cây đàn hương được coi là một trong những loài cây quý giá trên thế giới.
- Tại Việt Nam cây đàn hương được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 2005, nhưng mãi tới năm 2014 mới được triển khai nhân giống thành công. Trong đó, Tiến sĩ Vũ Văn Thoại chủ tịch khoa học viện nghiên cứu cây giống đàn hương và thực vật quý hiếm, là người đầu tiên đưa đàn hương từ Ấn Độ về Việt Nam. Đến nay, cây đàn hương đã được trồng khảo nghiệm trên nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây đàn hương cho thấy sự thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam.
2. Điều kiện sinh thái của cây đàn hương
- Cây đàn hương thích nghi trồng ở vùng đất bằng phẳng, đất đồi núi, nhưng có điều kiện thoát nước tốt.
- Cây đàn hương là cây ưa ánh sáng, chính vì vậy cần trồng nơi có điều kiện ánh sáng cao để cây có thể sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
- Cây đàn hương là cây bán ký chủ, chúng hút chất dinh dưỡng từ những cây ký chủ bám xung quanh nó. Chính vì vậy, khi trồng cây đàn hương cần trồng xen những cây ký chủ khác như cây đậu triều, các loại cây rau màu, cây lạc dại,…
- Yêu cầu thổ nhưỡng: Cây đàn hương trồng có thể trồng trên mọi loại đất khác nhau như đất pha cát, đất feralit, đất pha đá, đất thịt,… Nhưng cây thích hợp nhất trên loại đất đá có nền đất bằng phẳng, độ dốc nhẹ, đất phải thoát nước tốt, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có độ pH trung bình từ 5,5-7 để đảm bảo điều kiện phát triển bộ rễ. Đất trồng cây đàn hương cần có tầng canh tác dầy, đất xốp, thì bộ rễ của cây đàn hương và cây ký chủ mởi phát triển khỏe mạnh, nâng cao được khả năng giữ nước, giữ phân cho cây đàn hương và đất trồng.
Vườn cây đàn hương đang sinh trưởng phát triển
- Bộ rễ cây đàn hương chủ yếu phân bổ ở tầng sâu từ 20 – 30 cm, có rễ cái ăn sâu trên 1 m. Yêu cầu đất trồng cây đàn hương phải có tầng đất sâu trên 1 m.
- Mực nước ngầm: Rễ cây đàn hương kỵ đọng nước. Nếu đất đọng nước rễ đàn hương thối làm cho cây chết. Do đó đất trồng đàn hương phải có mực nước ngầm dưới 1 m, đồng thời mặt đất không bị đọng nước vào mùa mưa.
- Cây đàn hương tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Cây đàn hương cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 – 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đàn hương
3. Đặc điểm thực vật học cây đàn hương
- Cây đàn hương sau khi trồng trong điều kiện tốt thì khoảng 3 năm thì cây có thể cho lõi cây và phát triển tốt với chiều cao 10-15m khi cây đạt từ 10 năm tuổi trở lên.
- Cây đàn hương có 2 loại được trồng phổ biến nhất hiện nay là cây đàn hương trắng Ấn Độ và đàn hương Úc. Và cây đàn hương gỗ trắng Ấn Độ được trồng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
- Cây đàn hương khi trồng ở Việt Nam trong điều kiện thuận lợi sau 2 năm cây bắt đầu cho ra hoa, đậu quả 2 lần trong 1 năm, một lần vào tháng 9,10 và vào mùa xuân tháng 3,4. Khi thu hoạch quả tách hạt trong 2 vụ chất lượng hạt đạt như nhau, không thay đổi.
- Qủa đàn hương được thu hoạch, ngâm trong nước và cọ xát để loại bỏ phần thịt mềm. Các hạt ướt được phơi khô dưới bóng râm, sau đó các hạt khô được lưu trữ trong túi polyethylene hoặc túi gunny, 1 kg được khoảng 6000 hạt .Hạt tươi thường có một khoảng thời gian ngủ khoảng 2 tháng.
- Các hạt giống mất 4 đến 12 tuần để nảy mầm sau thời gian ngủ của mình, 80% hạt giống nảy mầm trong 9 tháng. Tỷ lệ nảy mầm là khoảng 80% trong điều kiện phòng thí nghiệm và 60% trong điều kiện thực. Qúa trình nảy mầm có thể được đẩy nhanh bởi nứt vỏ hạt cứng. Ngâm hạt trong 0,05% axit gibberellic qua đêm trước khi gieo hạt, đảm bảo hạt sẽ nảy mầm.
4. Các lợi ích từ cây gỗ đàn hương
- Cây đàn hương trắng được đánh giá mang lại giá trị sử dụng và kinh tế cao hơn so với các giống đàn hương khác như: cây đàn hương đỏ. Cây đàn hương trắng khi thu hoạch người ta nhổ cả cây, lấy cả gốc, cành, lá, rác gỗ đem về chế biến và sử dụng.
- Lõi gỗ: được dùng để sản xuất ra các mặt hàng có giá trị cao, như để sản xuất ra các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, trang trí nội thất, hay dùng để làm chiết xuất tinh dầu, chất dẫn xuất nước hoa.
- Rễ cây: một số nghiên cứu cho rằng rễ cây đàn hương có chứa từ 60 – 70 % lượng tinh dầu trên cây đàn hương chính vì vậy rễ đàn hương người ta dùng chủ yếu làm chế xuất tinh dầu hoặc nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm để làm đẹp, chăm sóc da và nhiều ứng dụng khác nữa.
- Rác gỗ: được nghiền lấy bột để sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp, chăm sóc da.
- Lá cây: ngoài những tác dụng làm đẹp, chăm sóc da, chế xuất nước hoa người ta còn biết đến lá cây đàn hương dùng để sản xuất trà sạch chất lượng cao.
- Hạt: có tác dụng để nhân giống, chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, …
- Cây gỗ đàn hương trắng là một loại gỗ cực hiếm và có nhiều giá trị cao. Các sản phẩm từ gỗ đàn hương được người ta dùng nhiều trong sản xuất và ứng dụng trong đời sống cao chính vì thế hiện nay giá gỗ của cây đàn hương được bán ra trên thị trường với giá rất đắt đỏ.
- Rủi ro khi trồng: Cây đàn hương trắng trồng nếu lựa chọn giống cây tốt, điều kiện môi trường phù hợp, chăm sóc cây và trồng cây ký chủ phù hợp thì cây cho thu hoạch và năng suất khá cao, còn ngoài ra nếu không thì cây vẫn đem lại cho được một số nguồn thu về: hoa, quả, nguồn thu từ việc trồng cây phụ cho người trồng.
Tóm lại trồng cây đàn hương trắng về chi phí nhân công, chi phí bón phân, chăm sóc cây khá ít, không tốn kém so với một số loại cây trồng khác và người trồng hoàn toàn nên lựa chọn loại cây giống này để trồng rủi ro và hầu như không có.