Cây dâm dương hoắc
Tên khoa học: Epimedium macranthun Mooren et Decne.
Họ: Thuộc họ Hoàng Liên Gai (Berbridaceae).
Tên gọi khác: Cương tiền, Tiên linh tỳ, Tam chi cửu diệp thảo, Thiên lưỡng kim, hoàng liên tổ, khí trượng thảo, tam chi cửu diệp thảo, phỏng trượng thảo, can kê cân, hoàng liên tổ…
1. Phân loại
- Dâm dương hoắc có nhiều loài khác nhau, chẳng hạn như dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác và dâm dương hoắc có lông mềm,…
2. Đặc điểm cây dâm dương hoắc
- Cây dâm dương hoắc là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa màu trắng, có cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc.
+ Dâm Dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne): cây dài khoảng 40cm, thân nhỏ, trong rỗng, lá mọc trên ngọn cây. Phần nhiều mỗi cây có 3 cành, mỗi cành mọc 3 lá. Lá hình tim, dạng trứng, dài 12cm, rộng 10cm, đầu nhọn, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, mặt lá mầu xanh vàng nhẵn, mặt dưới mầu xanh xám, gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên. Lá mỏng như giấy mà có tính co gĩan. Có mùi tanh, vị đắng.
+ Dâm Dương Hoắc Lá Hình Tim (Epimedium brevicornu Maxim): Lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Phần còn lại giống như loại lá to.
Dâm dương hoắc lá hình tim
Dâm dương hoắc lá mác
3. Phân bố
- Cây dâm dương hoắc thường phân bố nhiều tại những vùng núi cao ở biên giới Việt Nam. Đặc biệt là khu vực các tỉnh như Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Cây dương hoắc lá to và lá mác thường mọc nhiều ở những vùng có độ cao trên 1.500 mét.
4. Thành phần hóa học của Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc có chứa một thành phần hoạt tính là Icariin, là hợp chất flavonoid prenylated. Các nhà khoa học cho biết Flavonoid là các chất có nhiều đặc tính chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra còn chứa một số chất khác như: Alcanoids, Saponosids, phytosterols, và polysaccharides.
5. Cách thu hái Dương hoắc
- Người ta thường cắt cành và lá cây dương hoắc này đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ, sau đó phơi khô để dành làm thuốc. Nếu muốn nhanh hơn có thể có thể sấy cành và lá cây trên lửa nhỏ. Những cách này sẽ giúp bảo quản được dương hoắc lâu hơn, chất lượng cũng tốt hơn. Dương hoắc thường được dùng dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc để lấy nước uống.
Lá dâm dương hoắc thu hái và được phơi khô
5.1. Tính vị, quy kinh
- Vị cay đắng, tính ấm
- Quy kinh: Can và Thận
5.2. Tác dụng dược lý
- Theo Y học cổ truyền, Dâm dương hoắc có những tác dụng chính như sau:
- Ôn thận tráng dương, khứ phong trừ thấp và cường cân tráng cốt
- Kích tố nam, giúp kích thích xuất tinh, đồng thời chữa xuất tinh sớm
- Thúc đẩy quá trình bài tiết tinh dịch, tăng cường năng lực hoạt động của tinh hoàn, từ đó giúp tăng ham muốn ở nam giới
- Hạ áp, giúp giãn mạch ngoại vi và tăng lưu lượng máu của động mạch vành. Đồng thời, tăng lưu lượng máu đầu chi, làm giãn mạch máu não và tăng lưu lượng máu ở não, cải thiện vi tuần hoàn
- Hạ đường huyết và hạ lipit trong máu
Cây dâm dương hoắc hoa và lá cây
- Kháng vi rút
- Lợi tiểu với liều dùng ít và chống lợi tiểu với liều dùng nhiều
- Nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể
- An thần, giảm ho hóa đờm và bình suyễn
- Kháng khuẩn, chống viêm, đặc biệt là đối với tụ cầu khuẩn trắng, phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng
- Trị suy nhược thần kinh
- Chữa viêm phế quản mãn tính ở trẻ em
5.3. Cách dùng và liều lượng
- Cách dùng: Dâm dương hoắc không chỉ dùng cho nam giới mà còn được sử dụng ở nữ giới dưới nhiều hình thức điều trị là ngâm rượu và sắc uống. Đặc biệt, ngâm rượu là cách đơn giản, dễ thực hiện và được nhiều bệnh nhân áp dụng. Để tăng tác dụng chữa trị bệnh, người bệnh có thể dùng vị thuốc này kết hợp với nhiều loại thảo dược khác như sâm cau, nấm ngọc cẩu hoặc thạch anh,…
- Liều lượng: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà liều lượng sử dụng dâm dương hoắc thường khác nhau
5.4. Đối tượng nên dùng
- Người hiếm muộn hoặc vô sinh
- Nam giới mắc chứng loãng tinh, di tinh, không tinh, liệt dương hoặc tinh lạnh
- Người cao huyết áp
- Bệnh nhân bị mất ngủ, suy nhược thần kinh hoặc ngủ không sâu giấc
Xem thêm - Ethephon 98% (Chất làm chín trái cây, rụng lá sinh lý) |
- Nữ giới bị giảm hoặc mất ham muốn tình dục, khô âm đạo
- Người già bị tay chân yếu lạnh, phong thấp, đau mỏi gối, gân cốt co rút hoặc tiểu tiện són,…
5.5. Đối tượng không nên dùng
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em
- Người bị hạ huyết áp
- Người có tính dục mạnh
- Bệnh nhân thể huyết âm hư hỏa vượng như môi khô họng khát, chất lưỡi đỏ khô, tại tiện táo, sốt về chiều, người gầy,…
5.6. Tác dụng phụ
- Theo các chuyên gia, tác dụng phụ của dâm dương hoắc chỉ xảy ra trừ khi người bệnh lạm dụng thuốc quá liều trong thời gian dài. Thuốc có thể gây các phản ứng phụ như
+ Co thắt
+ Khó thở nặng
+ Chảy máu mũi
+ Miệng khô
+ Váng đầu
+ Nôn
- Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng. Đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai, không nên sử dụng dâm dương hoắc để điều trị bệnh. Bởi thuốc có tính kích dục có thể gây các tác dụng phụ như:
+ Choáng váng
+ Buồn nôn
+ Động thai
+ Sảy thai
+ Lưu thai