Cây cối xay

Tìm hiểu về cây cối xay dược liệu quý trong Đông y với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm viêm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như cảm sốt, đau đầu, trĩ, đau nhức xương khớp, mề đay.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Abutilon indicum

Tên gọi khác: Rằng kim, hoa thảo, mành mành thảo, hoặc nhĩ hương thảo
Tên khoa học: Abutilon indicum

1. Nguồn gốc và phân bố

Cây cối xay là loài cây bản địa thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây này xuất hiện phổ biến ở nhiều nước thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Châu Phi. Ở Việt Nam, cây cối xay thường mọc hoang ở khắp các vùng miền, từ đồng bằng, trung du đến miền núi, ven đường, bờ ruộng, đất hoang hoặc các khu vực ẩm ướt.

2. Đặc điểm thực vật học

Thân cây: Cây cao khoảng 1-1,5m, mọc thành bụi, thân có lông mềm dạng hình sao.

Lá cây: Lá hình tim, có cuống dài, mép lá khía răng, mọc so le nhau.

Hoa cây: Hoa màu vàng tươi, mọc đơn lẻ tại các kẽ lá, thường nở vào mùa hè.

Quả cây: Quả có hình dáng giống chiếc cối xay, bề mặt có lông tơ, bên trong chứa các hạt nhỏ hình tròn, màu đen nhạt.

3. Thu hoạch và sơ chế

Thu hoạch: Bộ phận được sử dụng là toàn cây bao gồm thân, lá, rễ và quả, thường được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu khi cây đang phát triển tốt nhất.

Sơ chế: Cây được rửa kỹ để loại bỏ đất cát và các tạp chất bám trên bề mặt. Sau khi rửa sạch, cây được phơi dưới ánh nắng nhẹ hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C để giữ nguyên hoạt chất. Sau khi khô, cây được cắt nhỏ và bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

4. Thành phần hóa học

Trong cây cối xay, có chứa các thành phần:

Tinh chất gluxit: Có tác dụng kháng viêm mạnh.

Các hợp chất phenolic, axit hữu cơ, axit amin và chất nhầy.

Hạt cây: Chứa alpha-linolenic acid và nhiều chất nhầy, giúp nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.

5. Công dụng của cây cối xay

Công dụng theo nghiên cứu hiện đại

Cây cối xay có các công dụng nổi bật như:

Kháng viêm: Giảm viêm ở các mô bị tổn thương.

Nhuận tràng: Giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Hỗ trợ tiêu hóa: Thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và chất thải.

Hỗ trợ điều trị cảm cúsm: Giảm đau đầu, bí tiểu, phù thũng và các triệu chứng phong nhiệt.

Công dụng theo y học cổ truyền

Theo Đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tâm và thận. Các tác dụng chính của cây gồm: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, long đờm, làm diu, giảm đau và kháng viêm, chữa mụn nhọt, vàng da và các bệnh lý hậu sản.

6. Một số bài thuốc từ cây cối xay

Hỗ trợ chữa đau đầu, cảm sốt

Nguyên liệu: 12-16g cây cối xay, 6g bạc hà, 8g lá cúc tần, 8g kinh giới, 8g kim ngân hoa.

Cách làm: Sắc với 750ml nước, đun cạn còn 250ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Hỗ trợ chữa bí tiểu

Nguyên liệu: 35g cây cối xay, 20g rễ cỏ tranh, 20g râu ngô, 20g bông mã đề, 8g cỏ mần trầu, 12g rau má.

Cách làm: Sắc với 650ml nước, đun còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Nguyên liệu: 5g lá cối xay khô, 5g rau muống biển, 5g rễ cỏ xước, 5g rễ xấu hổ, 3g lá lạc tiên, 3g lá lốt.

Cách làm: Sắc uống như trà hàng ngày, sử dụng liên tục trong 1 tháng.

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu: 200g rễ cây cối xay.

Cách làm: Sắc nước uống, phần bã còn lại dùng để xông hậu môn khi nước còn ấm. Duy trì 5-6 lần/ngày.

Hỗ trợ chữa mề đay, dị ứng

Nguyên liệu: 30g toàn cây cối xay tươi, 35g thịt lợn nạc.

Cách làm: Hầm nhắn, uống nước và ăn thịt liên tục trong 7-10 ngày.

Kết luận: Cây cối xay với các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm viêm và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh từ cảm sốt, đau đầu, đến các vấn đề về tiêu hóa, xương khớp hay tai mũi họng, đã trở thành bài thuốc dân gian được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, cần tuân thủ liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: Admin LT
DMCA.com Protection Status