Cây Atiso đỏ
Tên gọi khác: Cây bụt giấm
Họ bông : Malvaceae
1. Nguồn gốc xuất xứ của cây Atiso đỏ
- Đầu tiên cây Atiso đỏ được biết đến là trồng ở Ấn Độ, Malaysia và một số vùng thuộc Châu Phi. Theo con đường mua bán nô lệ qua Thái Bình Dương và đưa đến các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đớt ở Trung Mỹ, Brazil, Mexico và miền tây Ấn Độ.
- Du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thể kỷ 20 cho đến hiện nay được nhiều nơi trong cả nước trồng. Tuy nhiên, Đà Lạt là nơi trồng nhiều nhất trong cả nước. Bên cạnh đó hiện nay diện tích trồng cây Atiso đỏ ngày càng được mở rộng ở một số nơi như Sapa, Phú Thọ, Bình Thuận…
2. Đặc điểm thực vật học của cây Atiso đỏ
Đặc điểm thực vật học của hoa Atiso đỏ
- Cây Atiso đỏ là cây sống năm một (hàng năm), có chiều cao trung bình từ 1,5 – 2 m. Thân cây thường phân nhánh nhiều ở phần sát gốc, có màu tím nhạt và bóng.
- Lá cây có hình trứng, nguyên có răng cưa nhỏ và đều.
- Hoa cây Atiso mọc đơn lẻ, thường mọc ở nách lá, hoa gần như không có cuống hoa. Tràng hoa có vàu vàng hồng hay màu tía, có khi màu trắng. Khi hoa tàn sẽ lộ ra quả Atiso màu đỏ.
- Quả nang hình trứng, bên ngoài có một lớp lông thô bao phủ và có 1 đài xanh gắn liền với quả.
- Cây Atiso đỏ ra hoa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
3. Giá trị dinh dưỡng từ cây Atiso đỏ
Dưỡng chất từ hoa Atiso đỏ
- Là cây có nhiều công dụng khác nhau, có thể dùng láy sợ, làm rau ăn, làm thuốc, làm màu thực phẩm …Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong quả của cây Atiso có nhiều giá trị dinh dưỡng rất cao.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 gram quả Atiso chứa:
Năng lượng cung cấp |
49 kcalo |
Cacbonhydrat |
11,31 g |
Chất béo |
0,64 g |
Chất đạm |
0,96 g |
Vitamin A |
14µg |
Vitamin B1 |
0,011 mg |
Vitamin B2 |
0,028 mg |
Vitamin B3 |
0,31 mg |
Vitamin C |
12 mg |
Canxi |
215 mg |
Phot pho |
37 mg |
Sắt |
1,48 mg |
Magie |
51 mg |
4. Tác dụng của cây Atiso đỏ
- Hiện nay cây Atiso đỏ được trồng phổ biến trên cả nước ta. Vì chúng có nhiều công dụng khác nhau như có thể dùng làm cây cảnh, có thể dùng làm thực phẩm, có thể dùng làm thuốc.
- Theo Đông y thì hoa Atiso đỏ có tính mát, vị hơi chua và có mùi thơm nhẹ. Toàn bộ hoa Atiso đỏ đều được tân dụng làm thuốc chữa bệnh.
4.1 Tác dụng của tinh dầu hạt Atiso đỏ
Hoa Atiso đỏ
- Tinh dầu được ép từ hạt cây Atiso đỏ. Theo nghiên cứu khoa học, trong tinh dầu có chứa các chất chống nám hiệu quả như Trychophyton, Cryptococcus hay Aspergillus, cùng nhiều hoạt chất có tác dụng tương tự.
- Ngoài ra, tinh dầu còn có nhiều tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Do có chứa các hoạt chất như Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus, Escherchia coli,…
4.2 Tác dụng của đài hoa
Đài hoa Atiso đỏ chứa nhiều chất có tác dụng tốt đến sức khỏe con người như:
- Ngăn các cơn co thắt tử cung
- Cải thiện sức khỏe của gan
- Làm tăng cường thị lực.
- Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.
- Giảm nguy cơ mặc bệnh sỏi thận
4.3 Tác dụng từ lá cây Atiso đỏ
Lá thường được dùng làm rau chua, làm siro…Việc sử dụng lá cây Atiso đỏ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe:
- Bảo vệ gan, kích thích đi tiểu.
- Làm canh, làm siro.
- Làm rượu vang.
Xem thêm < Chế phẩm sinh học BIO-FA - Kiểm soát, phòng ngừa bệnh cho cây trồng > |
4.4 Tác dụng từ hoa cây Atiso đỏ
Hoa cây Atiso đỏ có nhiều tác dụng nhất và được dùng nhiều nhất:
- Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Bảo vệ chức năng gan.
- Làm đẹp da.
- Giảm các bệnh về đường hô hấp.
- Ngăn ngừa nguy cơ bệnh huyết áp.
- Thanh nhiệt, giải độc , tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra hoa có màu đỏ nên được dùng làm màu nhuộm thực phẩm.
4.5 Tác dụng của đài hoa Atiso đỏ
Đài hoa phơi khô làm trà có nhiều công dụng cải thiện sức khỏe như:
- Ngăn ngừa lão hóa.
- Ổn định mỡ máu cho người mỡ máu cao.
- Lấy lại dáng vóc.
- Cải thiện hệ miễn dịch.
5. Một số lưu ý khi sử dụng hoa Atiso đỏ
Trà Atiso đỏ
Với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên nếu dùng với lượng nhiều thì lại sảy ra nhiều tác dụng không tốt. Đối với một số người mắc bệnh nếu dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý cần quan tâm:
- Nếu người huyết áp thấp: Khi dùng trà cần cho thêm đường và nên dùng sau các bữa ăn.
- Pha trà hay nấu cần sử dụng nước sạch không có chứa clo vì clo sẽ làm cho trà có vị chua và nồng khó sử dụng.
- Không lạm dụng khi dùng: Nên dùng dưới 3 cốc trà mỗi ngày.
- Chỉ sử dụng trà sau các bữa ăn, không nên dùng khi đói.
- Những người không nên sử dụng như phụ nữ có thai, trẻ đang dậy thì, người đang sử dụng thuốc đặc trị huyết áp hoặc đái tháo đường.
6. Các công thức chế biến hoa Atiso đỏ phổ biến hiện nay
6.1 Cách nấu siro Atiso đỏ
Siro Atiso đỏ
* Nguyên liệu: 2 kg hoa Atiso đỏ + 1 kg đường phèn giã nhỏ + 1 kg đường cát trằng + Bình ngâm.
* Các bước tiến hành:
- Làm sạch hoa, cắt bỏ phần cuống và đài chỉ dùng phần hoa màu đỏ để ngâm. Đun nước sôi để trùng sơ qua hoa để khi ngân tránh bị lên men, để ráo.
- Cho hoa đã ráo sau khi trùng nước sôi vào bình ngâm. Cứ 1 lượt hoa lại đến 1 lượt đường cho đến hết, lượt cuối cùng cho đường lấp kín hết hoa.
- Thời gian ngâm khoảng 1 tháng là có thể lấy ra dùng được. Lấy nước siro pha loãng, bỏ đá dùng giải nhiệt mua nắng.
6.2 Cách làm mứt hoa Atiso
Mứt hoa Atiso đỏ
* Nguyên liệu: 2 kg hoa Atiso đỏ + 1,5 kg đường cát + ít muối + lọ ngâm.
* Tiến hành các bước:
- Hoa mua về rửa sạch qua ít nhất 5 lần. Sau đó dùng dao cắt sạt phần cuống rồi lấy phần hoa rồi ngâm ngay vào nước muối loãng.
- Phần hoa sau khi tách ra đem rửa sạch rồi để ráo. Sau khi ráo xếp hoa vào bình ngâm: Xếp từng lớp hoa và cho 1 lớp đường sao cho đều.
- Để bình ngâm chỗ thoáng mát, sau 4-5 ngày đường tan hết thì đổ tách phần hoa và phần nước để riêng.
- Phần nước đem đun sôi lửa nhỏ trong 10 phút ta được siro hoa Atiso.
- Phần hoa sau khi tách riêng cho lên chảo, sên lửa nhỏ, đảo nhẹ tới khi hỗ hợp ra nươc, sôi nhẹ khoảng 5 phút tắt bếp để nguội. Sau đó cho vào hộp thủy tinh cho vào tủ lạnh dùng dần.