Cách để trồng và chăm sóc cây hoa nhài (hoa lài) đẹp

1. Chuẩn bị đất trồng cây hoa nhài

- Nhài có thể trồng quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất từ tháng 2 - 4; các tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa. Đất làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng nhài không bị úng ngập.

- Xẻ mương lên liếp cao, liếp rộng 5 - 7m, mương rộng 2 - 2,5m (tùy theo đất cao hay thấp). Trên liếp đắp mô theo chiều ngang, mỗi mô rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Mỗi mô trồng 1 hàng, các cây cách nhau 0,8 - 1m. Dùng cuốc đào hốc rộng 2 tấc, sâu 2 tấc, đặt bầu cây giống vào giữa, rồi dùng phân lót và lấp đất kín xung quanh.

2. Trồng và chăm sóc thế nào để có được một cây hoa nhài đẹp?

2.1. Chọn và nhân giống cây hoa nhài

- Có 2 loại nhài: Nhài tẻ và nhài trâu.

- Nhài tẻ hoa nhỏ, sai mà thơm, nhiều tinh dầu được ưa chuộng hơn nhài trâu hoa to, ít hoa mà không thơm. Bộ môn Cây hương liệu (Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã tuyển chọn được giống nhài bụi hoa nhỏ vừa cho năng suất cao, chất lượng hoa thơm hơn nhiều so với các giống nhài khác.

- Cây nhài dễ trồng, nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành cho ra rễ rồi đem trồng hoặc tách gốc từ cây mẹ để trồng trực tiếp. Nếu giâm cành thì chọn các cành bánh tẻ cắt thành từng đoạn 5 - 7cm có 1 cặp lá, chấm gốc cành vào chất kích thích ra rễ (TTG) rồi giâm vào bầu hoặc trên mặt luống có bón nhiều phân chuồng hoai, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhanh ra rễ.

Kỹ thuật nhân giống hoa nhài nhật đơn giản

Kỹ thuật nhân giống hoa nhài đơn giản

2.2. Thời vụ thích hợp để trồng cây hoa nhài

- Nhài có thể trồng quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất từ tháng 2 - 4; các tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa. Đất làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng nhài không bị úng ngập.

2.3. Kỹ thuật trồng cây hoa nhài

- Có thể trồng thành từng băng rộng 3 - 4m (nếu đất cao) với khoảng cách 40x50cm (45.000 - 50.000 khóm/ha). Kinh nghiệm của bà con Đông Xuân (Sóc Sơn - Hà Nội) là lên luống rộng 70cm, cao 25 - 30cm, rãnh rộng 30cm, trên mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 50cm cho năng suất hoa cao nhất. Cuốc hố, bón lót 1kg phân chuồng hoai mục + 0,3kg hỗn hợp lân và kali. Trộn đều phân với đất trước khi trồng cho khỏi bị xót rễ.

- Trồng bằng cành chưa ra rễ thì lấp sâu 10 - 15cm, trồng bằng gốc thì lấp kín phần cổ rễ, trồng bằng bầu cây thì lấp kín phần hom đã cắm vào bầu. Trồng xong tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm cho nhài sinh trưởng, phát triển tốt. Khi cây đã bén rễ, hồi xanh, pha nước phân chuồng + 3% đạm urê để tưới. Sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm, và kali bằng cách xới cách gốc 15cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ. Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá để tăng năng suất và chất lượng hoa. Hàng năm đốn trẻ hoá vườn nhài vào tháng 11 - 12 bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân cành cách gốc 15 - 20cm, tỉa bỏ bớt các cành già, cành khô, cành sâu bệnh, bón thúc, tưới nước đủ ẩm để cây tiếp tục cho hoa vụ tới.

2.4. Quy trình bón phân cho cây hoa nhài

2.4.1. Bón lót cho cây hoa nhài:

- Mỗi công đất (1000m2) bón lót 400 - 500kg phân chuồng mục, 50kg Super lân, 100 - 150 kg tro trấu (đã được ngâm kỹ qua một đêm để hết “chất độc”). 

2.4.2. Bón thúc cho cây hoa nhài:

- Sau khi trồng 10 ngày thì bón “nhử” cho cây bằng cách hòa 3 - 4 muỗng canh phân Urê cho 1 bình tưới 8 - 10 lít, tưới vào gốc. Năm tháng đầu, mỗi tháng bón 1 lần phân, mỗi lần bón 10kg urê với 10kg Super lân/1 công. Kết hợp với xáo, làm cỏ, vun nhẹ gốc, ngắt bỏ những bông ra sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Từ tháng thứ 6 trở đi mới để bông và thu hái, từ lúc này định kỳ rải bón định kỳ mỗi tháng một lần, mỗi lần 10kg urê, 20 kg NPK (loại 16 - 16 - 8).

- Sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm, và kali bằng cách xới cách gốc 15cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ. Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá để tăng năng suất và chất lượng hoa. Hàng năm đốn trẻ hoá vườn nhài vào tháng 11 - 12 bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân cành cách gốc 15 - 20cm, tỉa bỏ bớt các cành già, cành khô, cành sâu bệnh, bón thúc, tưới nước đủ ẩm để cây tiếp tục cho hoa vụ tới.

2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

2.5.1. Phòng trừ sâu hại trên cây hoa nhài

- Sâu đục bông (Palpita vitrealis) xuất hiện quanh năm nhưng phát triển nhiều vào mùa mưa, sâu kích thước rất nhỏ, gây hại trên nụ hoa lúc còn non, đục vào bông làm bông hư hại không thu hoạch được. Biện pháp phòng trừ có thể sử dụng thuốc nhóm Abamectin như Vertimec 1,8 EC, Tập kỳ 1,8 EC….. để phòng trị.

- Bọ phấn (Bemisia sp) Bọ trĩ (Thrips orientalis Bagnall) là côn trùng chích hút có kích thước nhỏ, thường tập trung ở đọt và mặt dưới lá non, chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, ngoài ra còn là môi giới lan truyền bệnh virus, thường phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Biện pháp phòng trị gồm chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ, dùng các loại thuốc có tác động tiếp xúc như Confidor 100 SL, Admire 050 EC, Regent 800 WG… nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun.

2.5.2. Phòng trừ bệnh hại trên cây hoa nhài

- Bệnh khô cành chết nhánh do nấm Gloes porium sp, Colletotrichum sp, bệnh xuất hiện quanh năm, thường cao điểm từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, các nhánh héo và khô dần, có thể khô một đoạn hoặc khô cả cành.

- Biện pháp phòng trị gồm cắt tỉa cành tạo cho cây thông thoáng và loại bỏ những cành bị bệnh, bón phân cân đối hợp lý tăng cường bón lân và kali, có thể sử dụng các loại thuốc sau Rinhmyn 680 WP, Sulfat Đồng, Aliette 800 WG.

- Bệnh chết bụi do nấm Pythium sp, Fusarium sp thường xuất hiện vào mùa mưa cao điểm bệnh vào tháng 8, thường nặng sau thời điểm ruộng bị ngập nước do mưa và triều cường, triệu chứng cây bị vàng lá và từ từ chết cả cây.

- Biện pháp phòng trị cần kết hợp biện pháp canh tác như xử lý đất bón vôi, tăng cường lân và kali giảm lượng đạm trong mùa mưa, mực nước trong mương phải được chủ động, tránh ngập trong mùa mưa, đồng thời sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Sulfat đồng, Aliette tưới gốc và phun lên cây. Ngoài ra giải quyết được vấn đề ngập úng chung cho vùng đất trồng lài trong mùa mưa, vấn đề ô nhiểm nguồn nước, gia cố bờ bao ven sông sẽ giảm nhiều đến bệnh chết bụi.

- Bệnh thối bông, tím bông do nấm Gloeosporium sp. bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường nặng vào mùa mưa làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bông, triệu chứng thối bông thường xuất hiện trên nụ mới tượng, tím bông thường xuất hiện khi bông nở, ảnh hưởng do mưa nhiều và có vết thương.

- Biện pháp phòng trị gồm cắt tỉa cành bệnh, tạo cây thông thoáng ra nhiều chồi non và mầm hoa, tránh gây xây xát tạo vết thương, bón phân NPK cân đối hợp lý, đồng thời sử dụng các loại thuốc như Score 250 EC, Ridomil MZ 720 WP, Coc 85WP Phun vào thời điểm có nhiều nụ hoa.

2.6. Kỹ thuật thu hái hoa nhài

Trà hoa nhài có rất nhiều công dụng chữa bệnh

Trà hoa nhài có rất nhiều công dụng chữa bệnh

- Nhài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoa lứa đầu và thu liên tục trong khoảng 7 - 10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa bắt đầu từ 10 giờ sáng, tốt nhất là từ 3 - 6 giờ chiều sẽ cho nhiều hương nhất. Chọn hái những nụ hoa to có màu trắng tinh như màu giấy trắng. Hoa hái về tải ra trên nền nhà chờ giao cho nhà máy hoặc đem ướp chè. "Trong những năm gần đây nghề trồng cây hoa nhài cung cấp hương liệu cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu là thế mạnh của Đông Xuân và một số xã khác thuộc 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn (Hà Nội). Hầu hết các hộ trồng nhài đều cho thu nhập khá, 15 - 20 triệu/năm. - Yêu cầu sinh thái: Nhài là loại cây bụi, cành nhỏ vươn dài, hoa trắng nở vào khoảng 7 - 8 giờ tối, hương thơm ngát. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20 - 33oC, nhiệt độ thấp 8 - 10oC cây sinh trưởng kém. Nhài ưa sáng do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng mới cho năng suất cao và hoa mới thơm. Nhài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng trung tính (pH từ 6,5 - 7) đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5 - 4); từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao.

- Nhài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng do đó cần trồng nơi cao ráo, tưới tiêu thuận lợi.  Chọn và nhân giống: Có 2 loại nhài: Nhài tẻ hoa nhỏ, sai mà thơm, nhiều tinh dầu được ưa chuộng hơn nhài trâu hoa to, ít hoa mà không thơm. Bộ môn Cây hương liệu (Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã tuyển chọn được giống nhài bụi hoa nhỏ vừa cho năng suất cao, chất lượng hoa thơm hơn nhiều so với các giống nhài khác. Cây nhài dễ trồng, nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành cho ra rễ rồi đem trồng hoặc tách gốc từ cây mẹ để trồng trực tiếp. Nếu giâm cành thì chọn các cành bánh tẻ cắt thành từng đoạn 5 - 7cm có 1 cặp lá, chấm gốc cành vào chất kích thích ra rễ (TTG) rồi giâm vào bầu hoặc trên mặt luống có bón nhiều phân chuồng hoai, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhanh ra rễ. Làm giàn che, chăm sóc khoảng 4 - 5 tháng, khi cây có chiều cao 15 - 20cm, lá ổn định thì đem trồng ra ruộng.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status