Các tiêu chí chuẩn bị trồng cây bưởi diễn giúp đạt năng suất chất lượng
Những tiêu chí cần đảm bảo khi trồng bưởi diễn
Cây bưởi diễn là loại cây được nhiều người ưa chuộng hiện nay, bởi cây cho quả đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Nên rất nhiều người dân đầu tư làm vườn với cây bưởi diễn với mong muốn mang lại sự cải thiện kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên đối với những người dân mới bắt đầu tham gia trồng cây bưởi diễn đang còn chưa nắm rõ được kỹ thuật trồng và chọn giống cây bưởi đạt chuẩn, đã đưa vào sản xuất rất dễ bị nhận "trái đắng" đối với cây. Chính vì vậy, để cây bưởi cho năng suất cao, tỷ lệ sống của cây cao, chất lượng tốt bạn cần nắm rõ được cách chọn giống và cách trồng đúng cách đối với cây bưởi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chọn giống cây bưởi diễn đạt năng suất tốt nhất.
Giá trị lợi nhuận lớn từ mô hình trồng bưởi diễn
1. Cách chọn giống cây ghép bưởi đạt chuẩn
- Theo tiêu chuẩn cần đạt chuẩn được một số tiêu chí nhất định như:
+ Trên một cây không nên chiết quá nhiều cành, chỉ chiết từ 5 - 10 cành đổ lại. Bởi nếu chiết nhiều cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất của những cây giống con.
+ Nên chiết những cành ngoài mặt tán, nếu chiết những cành phía trong mặt tán sẽ không phát triển.
+ Nên chọn cành chiết bánh tẻ, cành không được quá già hoặc quá non.
+ Từ vị trí phân cành trở lại vết chiết không được quá 10 - 15 cm.
Vườn gốc ghép bưởi diễn đạt tiêu chuẩn
2. Tiêu chí chuẩn bị hố trồng cây bưởi diễn
- Hố trồng nên có kích thước 80 x 80 x 80cm, đất đào được từ hố nên để riêng là lớp đất mặt độ sâu từ 30-40 cm trở lên và lớp đất còn lại. Sử dụng 1 kg vôi bột rắc xung quanh hố, thành hố, đáy hố và cả lớp đất đã đào lên. Sau 10 ngày đã xử lý vôi bột cần lấp hố bằng các xác thực vật mềm, trộn đều với lớp đất phía dưới, lấp đến khi nào đầy 1/2 hố (nếu có điều kiện có thể sử dụng nguyên xác thực vật mềm). Còn 1/2 hố phía trên sử dụng lớp đất canh tác trộn đều với phân bón lót lấp cho đầy hố. Phía trên mặt hố lấp một lớp đất canh tác dày khoảng 3 - 7 cm để bảo quản phân trong hố. Việc chuẩn bị hố cần chuẩn bị hoàn thành trước 1 tháng.
Kỹ thuật trồng cây bưởi diễn theo tiêu chuẩn VietGAP
- Lượng phân bón lót cho 1 hố trồng cây bưởi diễn: 30 - 50 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 1 kg phân lân Tecmo hoặc lân Supe + 0,2 kg phân đạm + 0,1 kg phân kali trộn đều với đất.
- Nên xử lý vôi bột cho cây trước 10 ngày mới trộn phân bón lót vào hốc. Không nên bón vôi bột xong bón luôn phân bón lót sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân và vôi có thể làm chết các vi sinh vật có ích trong phân bón lót. Việc xử lý vôi vào hố trước khi trồng cây chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng và đủ liều lượng. Bên cạnh vôi giảm độ chua cho đất thì vôi còn giúp cung cấp canxi cho cây, đây là dinh dưỡng giúp vững chắc thành tế bào, giúp hạn chế được cây đổ ngã, sâu bệnh hay nứt quả.
- Việc tủ gốc cho cây rất quan trọng trong thời gian đầu sau khi trồng cây. Sau khi trồng nên tủ một lớp cỏ trên bề mặt đất gốc cây nhằm hạn chế được cỏ dại và giúp giữ ẩm cho cây. Đặc biệt, giúp cung cấp mùn, tạo độ tơi xốp cho đất, khi cỏ khô, mềm cỏ sẽ tự phân hủy lúc này cỏ sẽ giúp bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp tăng độ dinh dưỡng cho đất.
- Để tủ gốc nên sử dụng những cây xanh hoặc cỏ mọc trong vườn, phơi héo rồi tủ vào gốc cây. Độ dày cần đạt lớp tủ là từ 5 - 10 cm.
Xem thêm < Dao ghép cành cây - Tiện dụng, thiết kế thông minh > |
3. Sự phát triển của lộc của cây bưởi
- Nếu cây được bón đạm đầy đủ cho mỗi đợt lộc cành lộc sẽ có chiều dài 25 cm, lá to, mướt, chiều dài của lá là 10 - 13 cm, không chỉ giúp cây được quanh hợp tốt hơn. Việc bón đạm còn giúp cây ra lộc tập chung, việc quản lý sâu bệnh hại về sau sẽ được thuận lợi hơn.
- Đối với cành chiết thì khoảng 20 - 25 ngày sau cây sẽ hồi xanh, lúc này nên tập chung bón thúc cho cây. Đối với cây năm đầu tiên nên tập chung bón thúc cho cây, việc bón thúc nên chia thành 4 lần/năm. Năm đầu tiên sử dụng 0,1 kg đạm Ure chia nhỏ thành 4 lần, pha loãng với nước tưới cho cây/gốc, giúp cây kích nhanh và ra hồi phục lộc tốt.
Những lưu ý khi chăm sóc cây bưởi giai đoạn thu hoạch
4. Sâu bệnh hại cây bưởi giai đoạn cây con
- Ở giai đoạn cây con cây thường bị các loại sâu bệnh hại tấn công như: sâu vẻ bùa, loét, xì mủ thân,… Nếu cây đang trong giai đoạn nhẹ thì không cần phải sử dụng thuốc để đặc trị các loại sâu bệnh này. Tuy không cần phải sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ bệnh nhưng cần tưới nước, bổ sung dinh dưỡng và cắt tỉa cành lộc để giúp cây qua đông được tốt nhất.
- Một số lưu ý chăm sóc vườn bưởi giai đoạn cây con: Bón phân thúc cho cây: 0,3 - 0,4 kg lân Supe + 0,1 kg Đạm + 0,1 kg kali. Tủ gốc giữ ẩm bằng xác thực vật đã héo. Cắt tỉa bớt các cành trên cây, đảm bảo thông thoáng.
Mô hình trồng bưởi diễn theo tiêu chuẩn VietGAP
-
Kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn giai đoạn đậu quả
Bưởi diễn là loại trái cây có vị ngọt đậm đà, cùi mỏng, múi bưởi có tôm vàng óng, hạt bên trong xe nhỏ, khi ăn xong sẽ có vị ngọt lưu lại ở đầu lưỡi.
-
Kỹ thuật trồng bưởi diễn trên đất dốc theo tiêu chuẩn VietGap
Trồng bưởi diễn theo tiêu chuẩn VietGap được rất nhiều người chú trọng quan tâm, sản phẩm đưa ra được rất nhiều người ưa chuộng và đánh giá cao.
-
Cách giúp quả bưởi diễn ngọt, mong nước, đảm bảo chất lượng đạt năng suất cao vào dịp tết
Quả bưởi diễn đến thời kỳ cho thu hoạch vẫn nhạt có rất nhiều nguyên nhân do lượng nước tưới cho cây dư thừa, bón phân không hợp lý,... vậy biện pháp khắc phục là gì?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô