Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sinh trưởng phát triển của cây thuốc lá
1. Ảnh hưởng khí hậu thời tiết đến sinh trưởng phát triển cây thuốc lá
1.1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây thuốc lá
- Nhiệt độ là một yếu tố khí hậu cần thiết cho sự nảy mầm, sinh trưởng phát triển của cây thuốc lá.Theo Antacov nhiệt độ tối thấp cho hạt thuốc lá nảy mầm là 10oC, nhiệt độ này cũng là giới hạn dưới cho sự phát triển của cây thuốc lá
- Nhiệt độ thích hợp cho cây thuốc lá sinh trưởng là từ 25-280C , nhiệt độ tối cao có thể kìm hãm sự sinh trưởng phát triển của cây thuốc lá từ 34-350C. Tổng tích ôn cho toàn vụ từ 1850-35000C. Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thành phần hóa học và chất lượng lá thuốc, thuốc lá chín ở nhiệt độ cao từ 22-230C có thành phần hóa học tốt hơn so với chín nhiệt độ thấp 16-170C, chất lượng thuốc lá nguyên liệu tốt nếu nhiệt độ thuốc lá chín không thấp hơn 200C.
1.2. Mưa và độ ẩm đất ảnh hưởng đến cây thuốc lá
- Cây thuốc lá cần lượng nước khá lớn, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển mà có nhu cầu nước khác nhau. Những vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động nhưng mưa vẫn đóng vai trò rất quan trọng, ngoài cung cấp nước cho không khí mát mẻ, kèm theo một lượng đạm cung cấp cho cây. Khi cây còn nhỏ yêu cầu về nước không lớn, thời kỳ hồi xanh bén rễ độ ẩm đất không được thấp hơn 68%.
- Thời kỳ sinh trưởng mạnh bộ rễ, thân lá yêu cầu nước tăng lên cho đến khi cây thuốc lá đạt diện tích che phủ lớn nhất. Sau khi hái lần 2 và 3 nhu cầu nước thuốc lá giảm xuống. Lượng mưa cho toàn vụ đạt từ 400 – 600mm, nếu <400mm thì phải tưới thêm nước. Do điều tra về tình hình sự chịu hạn qua thời kỳ sinh trưởng phát triển nên nhu cầu tưới tiêu nước giảm xuống, lượng nước của cây hấp thụ giảm xuống.
Cây thuốc chịu sự ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường xung quanh
1.3. Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến cây thuốc lá
- Độ ẩm không khí tối ưu cho cây thuốc lá phải đạt từ 70 – 80%.Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới tỷ lệ tươi/khô.Tỷ lệ này ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, thường phía Bắc dao động từ 1/7 – 1/10.
- Ngoài ra độ ẩm không khí liên quan tới một số bệnh như: phấn trắng, mốc sương, chết rạp… Nếu độ ẩm quá cao dễ xuất hiện các bệnh trên.
1.4. Các hiện tượng thời tiết khác ảnh hưởng đến cây thuốc lá
- Sương muối sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con gây ra hiện tượng làm chết vườn ươm.
- Trời âm u, ít nắng giúp cho sâu bệnh phát triển nhanh làm cho cây kém phát triển, dễ bị bệnh
2. Sự phát triển của cây thuốc lá chịu ảnh hưởng bởi đất đai
2.1. Thành phần cơ giới
- Đất thích hợp cho cây thuốc lá vàng,nâu, burley là đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ), lượng mùn và đạm thấp, có tính thấm nước tốt.
- Theo Antacov tính thấm của đất có liên quan tới thành phần cơ giới của đất, đất sét có tính thấm yếu, khả năng giữ nước cao do vậy không thích hợp với trồng thuốc lá. Vì vậy đất cát pha, thịt nhẹ thích hợp trồng các loại thuốc lá sợi vàng, nâu. Nếu đất có thành phần cơ giới nắng có thể trồng được thuốc lá nhưng phải có tính thấm cao.
- Các đất trồng ở Việt Nam chủ yếu chân đất nhẹ, thoát nước tốt.Hàm lượng đất sét vật lý dao động từ 20 – 30%.Song nếu đất quá nhẹ, hàm lượng sét vật lý <10% không thích hợp trồng thuốc lá vì khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất kém.
2.2. Phản ứng của đất (pH) lên cây thuốc lá
Theo Antacov phản ứng của đất (pH) cũng ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng thuốc lá.pH thích hợp với thuốc lá từ 5,8 – 6,5 nếu <5,8 cần phải bón vôi. Đặc biệt tại khoảng pH = 6,0 khả năng hòa tan các nguyên tố dinh dưỡng rất cao tạo điều kiện cho cây hút chất dinh dưỡng.
2.3. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất
- Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng có trong đất thích hợp cho việc trồng thuốc lá là: N tổng số từ 0,08-0,09%; K dễ tiêu từ 1,2-7,5 mg K2O/100g đất; P dễ tiêu từ 3,5-7,5mg P2O5/100g đất.
- Nếu hàm lượng N trong đất cao có tác dụng làm tăng hàm lượng nicotin, nếu cao quá sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất thuốc lá (độ cháy kém, tàn đen, tắt lửa, hôi, khét). Hàm lượng kali cao sẽ ảnh hưởng tốt đến độ cháy thuốc lá, hai nguyên tố Ca và Mg ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng, nếu hàm lượng Mg trong đất quá thấp sẽ dẫn tới hiện tượng “úng cát”, lá có nhiều đốm trắng khi ấy sẽ bị vỡ vụn.
- Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm một lượng rất nhỏ trong đất nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đến dinh dưỡng của cây thuốc lá. Theo Antacov trong các nguyên tố vi lượng thì Bo, đồng, Kẽm,Mangan, Molipđen cây thuốc sử dụng nhiều hơn. Muốn tạo thành 1kg thuốc lá khô cây càn hút 1-25mg B, 70mg Mn.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc lá
Cây thuốc lá được trồng phổ biến và có giá trị kinh tế cao, vì vậy cần chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc cây sao cho sinh trưởng phát triển tốt...
-
Kỹ thuật bón phân cho cây thuốc lá
Cây thuốc lá ngày càng được trồng phổ biến, và có giá trị kinh tế vì vậy bón phân cân đối giúp cây thuốc lá sinh trưởng phát triển tốt năng suất và phẩm chất cao...
-
Axit Fulvic và những ứng dụng tuyệt vời trên các loại cây trồng
Axit Fulvic (Fulvic Acid) là thành phần chính của mùn đất. Mùn đất là sản phẩm hình thành trong đất do sự phân hủy hiếm khí không hoàn toàn xác của động...
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây thuốc lá
Thông thường với năng suất 2 tấn lá sấy khô từ 1ha, cây thuốc lá lấy đi từ đất 78kg N, 31kg P2O5, 108kg K2O, 86kg CaO, 41kg MgO, 20kg S. Thuốc lá là cây có nhu cầu khá cao...
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài