Kỹ thuật chọn, nhân giống cây dược liệu

Kỹ thuật chọn, nhân giống cây thuốc

1. Chọn giống

Chọn giống tốt điều kiện tăng năng suất và chất lượng dược liệu. Giống kém gây nhiều bệnh hại, giống lên ngồng ra hoa, làm cho củ bị gỗ hóa (bạch chi), Bạch truật,... Phẩm chất dược liệu kém. Các phương pháp chọn giống cây thuốc:

+ Chọn giống thuần, phục tráng giống bằng hình thức chọn lọc cá thể, sau đó sử dụng biện pháp nuôi cấy mô để tạo ra giống sạch bệnh, sinh trưởng tốt.

+ Chọn giống mới thông qua con đường di thực và thuần hóa là phổ biến nhất đối với cây thuốc: Nhân trần, Thanh hao, Đương Quy, Giảo cổ lam.

2. Nhân giống

2.1. Nhân giống hữu tính

Kỹ thuật chọn, nhân giống cây thuốc

Áp dụng với các cây thuốc: Đương quy, Nhân sâm, Đẳng sâm, Ruột gà, Tục đoạn…

- Chọn cây mẹ: Thường lấy giống cây thuốc ở những cây khỏe, không sâu bệnh đúng giống hoặc có ruộng giống riêng.

- Địa điểm ruộng nhân giống: Gần ruộng sản xuất, tiện chăm sóc thu hái, chọn đất tốt thoát nước, đảm bảo nguồn nước tưới sạch, không bị ôi nhiễm. Khoảng cách giữa các ruộng trung độ, tiện cho vận chuyển.

- Chăm sóc vườn cây mẹ: Đảm bảo cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Ở 1 số cây thuốc, cần tỉa bớt hoa để tập chung quả chắc, thu được nhiều hạt mẩy, tỷ lệ nảy mầm cao.

- Thu hoạch bảo quản giống: Đối với hạt giống cây có dầu (Mùi, Thì là, Đương quy, Bạch chỉ,…) không phơi nắng, nên phơi trời râm, phơi nắng gắt tỷ lệ nảy nầm giảm. Sau khi phơi khô, lấy sàng sảy kỹ loại bỏ hạt lép bảo quản nơi khô, thoáng mát (trong lọ sành, nút lá chuối khô), không nên dựng hạt giống trong lọ thủy tinh hay nút mài hoặc bọc giấy polytylen dán kín để mất sức nảy mầm. Có những loại như cây: Tam thất, Hoàng liên, Diệp hạ châu,.. thì dùng hạt tươi vừa thu hoạch để trồng.

- Có 1 số cây thuốc hạt sau khi chín có thời gian ngủ, nghỉ cần phải sử lý mới nảy nầm như: hạt sâm, hạt Ba Kích, Hạt Hy thiêm.

2.2. Nhân giống vô tính

Thường dùng trong trường hợp cây không tạo hạt, hoặc cây sinh trưởng phát triển yếu. Nhân giống cho những dòng đồng nhất, thu hoạch nhanh chóng.

- Một số cây có thể nhân giống vô tính bằng mầm, củ rễ hay thân cành để trồng như Bạc hà, Địa liền, Huyền sâm, Địa hoàng, Đan sâm, Bạch truật.

- Người ta có thể ghép mắt, giâm cành, chiết (táo, cam, quýt) hoa hòe, chè đắng, Cỏ ngọt, cây con khỉ…

-  Giâm cành hoặc chiết nhanh thu hoạch nhưng tốn giống, hệ số nhân giống là 1:10.

- Nhân giống invitro để tạo cây sạch bệnh, nhân với số lượng lớn cây đồng đều với số cây: Dương quy, cà gai leo, Ba kích, Dừa cạn,…

- Dùng giống vô tính để trồng nhanh được thu hoạch, tuy nhiên phương pháp này cần lượng giống nhiều, và không kinh tế bằng cách trồng hạt.

2.3. Gieo trồng và chăm sóc

Tiêu chuẩn của loại giống tốt cần căn cứ vào đặc trưng của giống, tỷ lệ nhiễm tạp thấp, hạt không bị sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao.

- Xử lý trước khi gieo: Ở điều kiện bình thường, hạt giống cây thuốc có thời gian từ gieo đến mọc khá dài, do đó để khắc phúc nhược điểm đó thường xử lý hạt bằng cách:

+ Ngâm ủ hạt vào cát ẩm, kết hợp tưới nước khi nào hạt nứt nanh thì đem gieo.

+ Xử lý bằng cơ học, hóa học, và tác nhân vật lý như sát mỏng bớt vỏ hạt, hoặc dùng các kỹ thuật khác… nhằm đẩy nhanh thời gian hạt hút đủ nước, giúp quá trình nảy mầm nhanh hoặc phá thời gian ngủ nghỉ của hạt.

- Chỉ gieo hạt đối với cây sinh sản bằng phương pháp hữu tính, đối với cây trông hàng năm có 2 cách:

+ Gieo thẳng đối với: Ngưu đất, đương quy, huyền sâm, diệp hạ châu…là nhưng cây có đặc điểm hạt nhỏ, bộ rễ kém phát triển, do đó nếu nhổ lên trồng lại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bộ rễ, ra nhiều rễ con không có rễ chính. Để đảm bảo sinh trưởng có thể áp dụng hình thức gieo bầu trong vườn ươm.

+ Gieo vườn ươm cây con đánh ra trồng như Mã đề, Ích mẫu, Cỏ ngọt…

- Thời vụ gieo đã số vào 2 vụ: Tháng 2 - 3 và tháng 9 - 10.

- Xử lý hạt giống: Bằng nước nóng, hoặc NaOCl 1%, thuốc nấm hoặc Basurin bột.

- Làm đất kỹ, tơi xốp thường là hạt cây thuốc rất nhỏ, để gieo đồng đều cần trộn với cát, đất bột, hoặc có thể dùng bình phun + xà phòng phun hạt cho đều.

- Sau khi gieo cần che phủ bằng rơm rạ, cỏ khô giữ ẩm, loại cây thân thảo trồng dày như: Ngưu tất, Huyền sâm, sau khi cây có lá mầm, gỡ bỏ lớp rơm rạ đi cây mọc nhanh.

Nguồn: Giáo trình cây thuốc Đại học nông nghiệp Hà Nội
DMCA.com Protection Status