[Ad.] Kỹ thuật chăm sóc bưởi ra nhiều trái

Bưởi là một loại cây dễ trồng, mang lại giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật chăm sóc bưởi cũng không quá khó. Để cây phát triển tươi tốt, nhanh ra trái thì bạn có thể áp dụng theo phương pháp dưới đây.

Kỹ thuật chăm sóc bưởi ra nhiều trái

Chuẩn bị giống trồng bưởi

Đối với cây bưởi, nên trồng cây bưởi chiết. Vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng sinh phèn, mau ra trái, đảm bảo chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.

Một lưu ý nhỏ, bạn nên chọn một vùng để trồng một giống cây. Để tránh thụ phấn chéo với các cây có hoa quả khác.

Chuẩn bị đất trồng bưởi

Cây bưởi phù hợp trồng ở địa hình bằng phẳng và thoát nước tốt cũng như là lấy nước tốt. Đối với mùa mưa nên chọn những khu vực đất cao hoảng từ 20-30 cm khỏi mắt nước để giúp cây sống tốt hơn.

Tiếp đến, bạn tiến hành đào hố với kích thước hố tròn hoặc vuông từ 1,2mx1,2m và sâu khoảng 30 cm. Bạn chỉ nên đào sâu ở mức trung bình để cây phát triển. Nếu đào sâu quá sẽ gặp tầng đất phèn, rễ cây khó sống và chậm phát triển.

Cuối cùng, rải từ 5 – 6 kg vôi bột để khử trùng đất và khoảng 2 bao phân chuồng hoai mục. Rồi phủ lên một lớp đất mỏng và tiến hành trồng cây vào hố đã chuẩn bị.

Trồng cây bưởi

Thời vụ trồng bưởi tốt nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Qua mùa mưa cây phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu. Năm thứ hai có thể chừa mỗi cây một trái. Năm thứ ba giữ trái vừa phải. Số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau.

Khoảng cách trồng bưởi lý tưởng là, hàng cách hàng 4m, cây cách cây 4m. Vì sau này cây còn phát triển tán rộng hơn nữa. Trung bình mỗi ha thì bạn nên trồng từ 500 – 600 cây.

Kỹ thuật chăm sóc bưởi

Một lưu ý nhỏ khi chăm sóc bưởi mới được trồng, bạn nên lấy một ít rơm rạ khô quấn quanh gốc. Như vậy, gốc cây bưởi sẽ được mát và nước sẽ hạn chế bị bay hơi, giúp cây giữ ẩm tốt.

kỹ thuật chăm sóc bưởi ra nhiều trái

Bưởi ra ít trái

BÓN PHÂN CHĂM SÓC BƯỞI

Bón cho cây chưa có quả: trước mỗi đợt bưởi ra lộc non bón một lần. Thường có 3 đợt lộc vào mùa xuân, hạ, thu.

  • Khi cây bưởi có trái nên bón 4 đợt/năm
  • Thời kỳ sau thu hoạch trái, bón phân hữu cơ + lân 100%, đạm 20% và vôi 100%.
  • Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, kali, ZinC
  • Thời kỳ hạn chế rụng quả, giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali và boron
  • Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali, sungar

Tưới phun mưa cục bộ cho bưởi

Kinh nghiệm tưới phun mưa cụ bộ cho cây bưởi

kỹ thuật tưới cục bộ cho cây bưởi

TƯỚI NƯỚC CHĂM SÓC BƯỞI

Bưởi cần tưới nước đây đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài, cây có thể chết.

Cây bưởi có thể được tưới theo nhiều phương pháp:

  • Tưới truyền thống: tưới tay, dùng vòi lớn, tưới tràn, ngập gốc
  • Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc: phù hợp với đất phân tầng vì nước có thể lan rộng, thấm sâu. Ngược lại với loại đất phân mảng, không nên tưới theo phương pháp này.
  • Tưới phun mưa cục bộ: phù hợp với địa hình có đất nứt, phân mảng

>>> Xem thêm:

Cách kích thích ra hoa, đậu trái nhiều khi trồng bưởi

Khi cây đã trồng được một thời gian dài, đây chính là lúc mà bạn cần để cho cây ra hoa và kết trái. Để cây bưởi ra hoa nhiều và quanh năm bạn nên kích thích cây ra hoa đậu trái từ 7 – 8 tháng trước ngày thu hoạch. Bạn cần bỏ bớt những trái không phát triển. Để quá nhiều trái sẽ làm cho cây suy yếu và chậm phát triển.

CHĂM SÓC BƯỞI RA TRÁI ĐÚNG DỊP TẾT

Vào đàu tháng 4 âm lịch, tức cuối mùa khô bón cho mỗi gốc 4 – 5 năm tuổi khoảng 1-1,5kg phân NPK (loại 20-20-15). Sau đó tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khi bón phân tưới nước 3 ngày thì xịt thuốc kích thích ra hoa (loại dùng cho cam quýt). Đến đầu tháng 5 AL, cây sẽ ra đọt non và ra hoa đồng loạt.

Kỹ thuật chăm sóc bưởi nhiều trái

CHĂM SÓC BƯỞI RA TRÁI BẰNG CÁCH LẶT LÁ

Muốn có trái thu hoạch vào thời gian nào thì chỉ việc tính ngược trở lại để quyết dịnh thời gian xử lý là sẽ đạt kết quả theo ý muốn. Sau khi đã ấn định thời gian xử lý thì tiến hành lặt bỏ hết lá già ở phía dưới. Lá già là những lá khi bóp thấy giòn. Chỉ chừa lại những lá già ở phía trên ngọn và những lá non, lá bánh tẻ. Sau khi lặt lá, bón cho mỗi cây (cây 4-5 tuổi) khoảng 1 kg phân NPK (loại 20-20-15). Rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khi bón phân tưới nước khoảng 15 ngày thì cây bắt đầu ra tược non và ra bông.

Kỹ thuật Chăm sóc bưởi nhiều trái

Phòng chống sâu bệnh cho bưởi

Cây bưởi rất ít khi bị sâu bệnh. Thường chỉ gặp:

  • Sâu vẽ bùa là loại sâu gây hại lớn nhất khi cây đang còn nhỏ. Chúng gây hại trên lá non, cành non, tạo vết thương cho cây. Bệnh loét xâm nhập và phát triển. Thời gian gây hại chủ yếu từ tháng 3 – 11 trong năm. Phòng trừ: dùng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2%.
  • Sâu đục thân: dùng thuốc O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% phun và bơm vào lỗ sâu đục. Phòng trừ: vệ sinh vườn, quét vôi gốc, bắt diệt xén tóc.
  • Bệnh than thư: thường xuyên thăm vườn, phát hiện bênh sớm. Sử dụng một trong các loại thuốc sau (phun khi bệnh mới chớm): Mancozeb 80WP, Daconil 75WP, Antracol 70WP,…
  • Bệnh loét lá và bệnh sẹo: gây hại trên cành, lá quả: dùng Boocdo.
  • Bệnh chảy gôm: dùng Boocdo, Benlat, Alliette.
  • Trên đây là kỹ thuật chăm sóc bưởi ra nhiều trái. Bà con tham khảo để có vụ mùa bội thu.
Sâu hại bưởi

 

Nguồn: nhabeagri.com
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status