Cây hoa cúc sao nhái

Ở Việt Nam, khí hậu phù hợp nên hoa cúc sao nhái được trồng nhiều nơi. Phổ biến nhất trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Cosmos

Tên khoa học: Cosmos bipinnatus

Tên khác: Cây sao nhái, cây hoa chuồn chuồn, hoa bướm, cúc cánh chuồn.

Họ cúc: Asteracear

Hoa cúc sao nhái

1. Nguồn gốc

- Hoa cúc sao nhái có nguồn gốc ở Arizona ở Mỹ, Mexico và Guatemala đến Costa Rica. Là loài cây dễ tính, hoa rực rỡ, mùi thơm nhẹ nên rất được ưa chuộng trồng tạo cảnh quan. Hiện nay, hoa cúc sao nhái được trồng phổ biến ở khắp các nơi trên thế giới.

- Ở Việt Nam, khí hậu phù hợp nên hoa cúc sao nhái được trồng nhiều nơi. Phổ biến nhất trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tại các thành phố lớn được trồng nhưng chủ yếu trồng nơi công cộng và vườn nhà để tạo không gian thư giãn cho con người.

2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc sao nhái

- Hoa cúc nhái là loài cây dễ trồng, có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, ít sâu bệnh, hoa rực rỡ nên được ưa chuộng. cây có một số đặc điểm thực vật học như sau:

Đặc điểm thực vật học của hoa cúc sao nhái

+ Rễ: Chùm, phân nhiều nhánh nhỏ. Rễ sinh trưởng mạnh có thể ăn sâu đến 1m. Chúng phát triển mạnh trong môi trường đất ẩm.

+ Thân: Cây có thân mảnh, thường mọc thành từng bụi, cây có chiều cao từ 50 – 90 cm. Thân mọc thẳng đứng, vỏ thân có màu xanh nhạt thỉnh thoảng có vết màu tím, tùy từng loại khác nhau mà thân cây hoa có loại có lông thưa hoặc trơn bóng.

+ Lá: Có lá kép 3 lần, mọc so le nhau. Lá kép có màu xanh đậm trùng với màu của thân, hình thon nhọn dần về chóp, gân có hình lông chim. Lá có kích thước tương đối nhỏ, có chiều rộng từ 1 – 2 mm, có đầu nhọn, cứng. Tán lá có hình giống các sợi. Rìa lá có răng cưa thưa. Lá khi non hay già đều mềm.

+ Hoa: Kép, thường mọc đơn lẻ, mỗi cụm có từ 5 – 7 bông, mỗi bông thường có 8 cánh mỏng, hoa mọc ở đỉnh. Hoa có đường kính từ 4 – 6 cm, hoa mọc vươn cao tạo thành một thảm hoa nhiều màu sắc. Hoa sao nhái là loài đa sắc với nhiều màu nổi bật như vàng, hồng, tím, đỏ, cam, trắng…Phía cụm hoa có hình cầu, trên cuống chung dài. Mỗi cánh hoa là một mảnh đơn độc kết hợp thành thùy thưa. Lá bắc tổng bao dạng thuôn hình giáo nhọn đầu. Phía ngoài vòng hoa có cánh mô lớn, mỏng có gân và đỉnh chia răng không đều màu hồng phát tím. Bông hoa ở giữa hình ống nhỏ, màu vàng. Hoa phát triển mạnh trong 1 tháng, mùa hoa từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch trong năm.

Xem thêm < Đông Chelate Cu - EDTA - 15 >

+ Quả: Dạng quả bế thuộn có mỏ, kích thước nhỏ. Mỗi cây chỉ có từ 5 – 10 quả. Bên trong mỗi quả chứa nhiều hạt, khi hạt già có màu đen bóng.

3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa cúc sao nhái

- Là cây dễ tính, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Hiện nay được lựa chọn trồng hầu hết tất cả các vùng trên toàn đất nước Việt Nam.

- Đất: Là loài cây không kén đất. Tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt thì nên chọn đất trồng là đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa… đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm thoát nước tốt.

Hoa cúc sao nhái

- Nước: Hoa cúc sao nhái có nhu cầu nước nhiều nhưng không chịu úng. Để cây sinh trưởng phát triển mạnh cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, nên tưới 1 ngày 1 lần để giữ ẩm liên tục đảm bảo độ ẩm từ 70 – 75%.Việc tưới nhiều nước gây úng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ rễ, thậm trí ấy chết cây.

- Ánh sáng: Thuộc loại thực vật ưa sáng. Đối với cây con ươm thì giai đoạn đầu cần ánh sáng tán xạ, khi cây đạt chiều cao từ 8 – 10 cm thì chuyển cây ra nơi có ánh sáng trực tiếp.

4. Đặc điểm sinh trưởng của hoa cúc sao nhái

- Hoa cúc sao nhái là loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh và nhanh.

- Cây dễ tính, có tính chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh, tính kháng sâu bệnh hại tốt, nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu mát mẻ, ấm áp.

- Cây thường ra hoa vào cuối hè hoặc giữa mùa thu.

Xem thêm < Phân bón liêu lân NPK 10 - 50 - 10 + TE >

5. Công dụng của hoa cúc sao nhái

- Là loài hoa đa dạng màu sắc rực rỡ nên thường được trồng tạo cảnh quan vườn, ban công, công viên hoặc có thể trồng trong chậu, đường viền, lối đi…

- Ngoài công dụng trang trí, tạo cảnh quan, làm đẹp, cây hoa cúc sao nhái còn có khả năng hút khí độc giúp cho môi trường không khí sạch, trong lành.

- Công dụng ít ai biết của hoa cúc sao nhái là có thể làm rau xanh. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nên một số nơi hoa cúc sao nhái được dùng làm rau ăn sống. Người dân trong khu vực Đông Bằng Sông Cửu Long thường dùng thân non và lá của cây làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau khác. Lá cây hoa cúc sao nhái được dùng ăn với bánh xèo, dùng làm nộm bóp gỏi, hoặc làm nhân bánh cuốn, xào, nấu canh…

Cây hoa cúc sao nhái được sử dụng làm rau xanh

- Bên cạnh đó trong cây hoa cúc sao nhái có chứa đến hơn 20 hóa chất chống oxy hóa khác nhau. Các chất chiết xuất từ cây trở thành nguồn chất chống oxy hóa và chống lão hóa. Công dụng làm thuốc của cây hoa cúc sao nhái được nhiều nơi sử dụng theo truyền thống và chưa phổ cập rộng.

6. Ý nghĩa của cây hoa cúc sao nhái

- Hoa cúc sao nhái không chỉ được yêu thích bởi vẻ đẹp mà nó còn được yêu thích bởi những ý nghĩa riêng.

- Nhiều người cho rằng loài hoa đẹp nhẹ nhàng này chính là biểu tượng cho tình yêu chung thủy của người con gái. Cho dù họ có bị tổn thương như thế nào, đến đâu nhưng với tinh thần mạnh mẽ, lạc quan thì họ luôn kiên cường vươn lên để vượt qua được nỗi đâu ấy để tìm được hạnh phúc mới cho riêng mình.

- Hoa cúc sao nhái có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu là một ý nghĩa riêng. Hoa màu đỏ và màu tím tượng trưng cho niềm đam mê, trong khi màu vàng là biểu tượng của hạnh phúc. Hoa màu xanh diễn tả sự điềm tĩnh và đáng yêu, màu cam là màu của sự chào đón. Hoa màu hồng biểu thị cho sự ngây thơ con hoa màu trắng có ý nghĩa là sự nắm bắt cơ hội.

Hoa cúc sao nhái trồng tạo cảnh quan trong công viên

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
DMCA.com Protection Status