Mách bạn mẹo sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đối với cây trồng

Hiện nay, để đảm bảo độ an toàn cho cây trồng cũng như người sử dụng, rất nhiều người đã áp dụng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ vườn cây và diệt trừ các loại côn trùng, nấm bệnh gây hại. Vậy thuốc trừ sâu sinh học là gì? Có những loại thuốc trừ sâu sinh học nào? Thuốc trừ sâu sinh học được bào chế từ những nguyên liệu gì? Thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng diệt được các loài sâu bệnh hại không? Thời điểm cây bị nhiễm sâu bệnh hại như thế nào có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được? … Rất nhiều những câu hỏi được bạn đọc quan tâm gửi về cho chúng tôi liên quan về sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ cho cây trồng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ với bạn đọc về thuốc trừ sâu sinh học là gì? Cách chế biến thuốc trừ sâu sinh học và sử dụng đúng cách thuốc trừ sâu sinh học.

Bào chế thuốc trừ sâu sinh học từ các nguyên liệu đơn giản tại nhà

Bào chế thuốc trừ sâu sinh học từ các nguyên liệu đơn giản tại nhà

1. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

- Thuốc trừ sâu sinh học hay còn là thuốc trừ sâu hữu cơ, là loại thuốc được sử dụng từ các chế phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, sinh học để diệt trừ các loại sâu hại cho cây trồng. Chính vì nhờ thành phần thuốc trừ sâu sinh học không sử dụng các hóa chất độc hại trong sản xuất nên sản phẩm này an toàn và thân thiện với môi trường cũng như đối với cây trồng.

- Do các hoạt chất có trong các thảo dược tiết ra như các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus), các chất do vi sinh vật tiết ra thường là kháng sinh, các chất có trong cây cỏ như chất độc hoặc dầu thực vật mà có tác dụng diệt trừ sâu bệnh hại cho cây trồng hiệu quả.

2. Phân loại thuốc trừ sâu sinh học

- Thuốc trừ sâu sinh học có 2 loại là thuốc trừ sâu vi sinh vật và thuốc trừ sâu thảo mộc:

+ Thuốc trừ sâu vi sinh vật: Các thành phần hoạt tính bao gồm các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, tảo hoặc các động vật nguyên sinh, chúng bài tiết ra các dịch chứa kháng sinh, trong đó có khả năng diệt trừ sâu hại. Hiện nay, một trong những số các loại thuốc trừ sâu vi sinh vật phổ biến nhất trên thị trường được sản xuất từ chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Loại vi khuẩn này tiết ra các protein không có lợi cho côn trùng, có tác dụng xua đuổi để bảo vệ thực vật, đặc biệt là khoai tây và bắp cải. các loại thuốc trừ sâu vi sinh khác sử dụng nguyên lý cạnh tranh sinh tồn, đưa các vi sinh vật không có hại tới thực vật và là thiên địch của các vi sinh vật gây hại để chiếm lấy môi trường sống, xua đuổi chúng ra khỏi thực vật.

Vitamin B1 (Thiamin 99%) nguyên chất (Tăng sinh trưởng cây trồng, vật nuôi)

Xem thêm - Vitamin B1 (Thiamin 99%) nguyên chất (Tăng sinh trưởng cây trồng, vật nuôi)

+ Thuốc trừ sâu thảo mộc: là loại thuốc trừ sâu sử dụng các độc chất được chiết xuất từ các cây cỏ hoặc dầu thực vật để gây ức chế và diệt trừ sâu hại.

3. Ưu nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học

3.1. Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

* Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người

- Không như thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là ít độc, thậm chí là không độc đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Nhờ đặc điểm này, những năm gần đây, thuốc trừ sâu sinh học đang được chú ý nhiều hơn và dần được sử dụng thay thế hóa chất. Các chế phẩm vi sinh, dầu thực vật để trừ sâu gần như không gây hại tới con người và các sinh vật có ích là thiên địch của các loài sâu bệnh, không làm mất cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tình trạng bùng phát sâu bệnh trở lại.

- Đặc biệt, thuốc sâu sinh học ít để lại tồn dư chất độc hại trên nông sản, thời gian cách ly từ khi phun đến khi thu hoạch ngắn, chỉ từ 3-7 ngày, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường xung quanh.

* Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học đơn giản, sử dụng các nguyên liệu có sẵn, giá thành rẻ.

- Các nguyên liệu điều chế thuốc sinh học có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi lúc, mọi nơi. Kết hợp với quy trình sản xuất đơn giản, yêu cầu sản xuất không quá khắt khe nên chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ.

3.2. Nhược điểm của các loại thuốc trừ sâu sinh học

- Hạn chế của thuốc trừ sâu sinh học chính là hiệu quả tác động lên sâu bệnh tương đối chậm và điều kiện bảo quản khắt khe hơn rất nhiều thuốc sâu hóa học. Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn mà chúng mang lại, thì hạn chế này không đáng kể và có thể chấp nhận.

4. Cách làm thuốc trừ sâu sinh học

- Có rất nhiều cách bào chế thuốc sâu sinh học như sử dụng các loại cây cỏ chứa độc tố đối với sâu bệnh hại, hoặc sử dụng vỏ trứng, thuốc lào… Sử dụng các loại cây chứa độc chất đối với sâu bệnh không chỉ có tác dụng hiểu quả bảo vệ cây trồng mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường đồng thời dễ dàng để tự pha chế sử dụng.

- Các loại rau củ quả có tính cay như: tỏi, gừng, giềng, ớt… chứa nhiều chất gây kích ứng da, mắt của các loài sâu bọ gây hại, làm ức chế, xua đuổi thậm chí tiêu diệt chúng. Ngoài ra, rễ của cây thuốc lá hoặc lá, thân của cây xoan, hạt của quả na, thân cây củ đậu…có chứa alkaloids gây độc đối với sâu bệnh hại. Thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Để đạt hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tốt nhất, khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, người dùng cần lưu ý đến một số điều sau đây:

- Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ khi mức sâu ở mật độ  làm sụt giảm năng suất cây trồng chứ không phải cứ thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại xong mới phun.

- Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.

- Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.

- Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát

- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun thuốc.

Việc dùng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ thực vật chắc chắn sẽ trở thành xu hướng cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Hi vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc trừ sâu này.

Nguồn: Admin tổng hợp LP: veta.vn; khomay3a.com
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status